Bài dạy môn Vật lí Lớp 9 - Bài: Thấu kính hội tụ

1. Đặc điểm của thấu kính hội tụ

- Thấu kính hội tụ được làm bằng vật liệu trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cầu (một trong hai mặt có thể là mặt phẳng). Phần rìa ngoài mỏng hơn phần chính giữa.

- Kí hiệu thấu kính hội tụ được biểu diễn như hình vẽ:

- Mỗi thấu kính đều có trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự.

    Trên hình vẽ ta quy ước gọi:

    (Δ) là trục chính

    O là quang tâm

    F và F’ lần lượt là tiêu điểm vật và tiêu điểm ảnh

    Khoảng cách OF = OF’ = f gọi là tiêu cự của thấu kính.

2. Đường truyền của một số tia sáng qua thấu kính hội tụ:

doc 5 trang Bảo Đạt 22/12/2023 3060
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy môn Vật lí Lớp 9 - Bài: Thấu kính hội tụ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài dạy môn Vật lí Lớp 9 - Bài: Thấu kính hội tụ

Bài dạy môn Vật lí Lớp 9 - Bài: Thấu kính hội tụ
a tới song song với trục chính cho tia ló đi qua tiêu điểm ảnh F’ (tia màu xanh).
    + TIA THỨ 3: Tia tới qua tiêu điểm vật F cho tia ló song song với trục chính (tia màu tím).
3. Ứng dụng của thấu kính hội tụ
    Trong kính thiên văn và kính hiển vi người ta lắp ghép nhiều thấu kính hội tụ tạo thành một hệ thấu kính để nhìn rõ những vật nhỏ hoặc những vật ở xa.
    Thấu kính hội tụ được dùng làm vật kính của máy ảnh
    Tạo ra lửa nhờ hiện tượng tập trung ánh sáng Mặt Trời qua thấu kính hội tụ
II. Bài tập:
Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành
A. chùm tia phản xạ.	B. chùm tia ló hội tụ.
C. chùm tia ló phân kỳ.	D. chùm tia ló song song khác.
Thấu kính hội tụ là loại thấu kính có
A. phần rìa dày hơn phần giữa.	B. phần rìa mỏng hơn phần giữa.
C. phần rìa và phần giữa bằng nhau.	D. hình dạng bất kì.
Chùm tia sáng đi qua thấu kính hội tụ mô tả hiện tượng
A. truyền thẳng ánh sáng	B. tán xạ ánh sáng
C. phản xạ ánh sáng	D. khúc xạ ánh sáng
Tia tới

File đính kèm:

  • docbai_day_mon_vat_li_lop_9_bai_thau_kinh_hoi_tu.doc