Bài dạy Vật lý Lớp 7 - Bài 17+18
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Sự nhiễm điện do cọ xát
Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát
Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác.
2. Hai loại điên tích
- Có 2 loại điện tích: điện tích dương và điện tích âm, các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện dương và các êlectrôn mang điện âm chuyển động quanh hạt nhân.
- Các electron ở lớp vỏ có thể chuyển động từ nguyên tử này sang nguyên tử khác...
- Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectrôn, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectrôn.
II. BÀI TẬP
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Vật lý Lớp 7 - Bài 17+18", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài dạy Vật lý Lớp 7 - Bài 17+18

ị chập dính vào nhau và bị rối. Giải thích tại sao? Có thể sử dụng biện pháp gì để khác phục hiện tượng bất lợi này? Câu 3: Vào những ngày thời tiết khô ráo, nhất là những ngày thời tiết hanh khô, khi cởi áo ngoài bằng len, dạ hay sợi tổng hợp, ta thường nghe tiếng lách tách nhỏ. Nếu khi đó ở trong buồng tối, ta còn thấy các chớp sáng li ti. Hãy giải thích tại sao? Câu 4: Một quả cầu nhỏ, rỗng, nhẹ được làm bằng nhôm và được treo bằng một sợi chỉ mềm như trong hình. Hãy mô tả hiện tượng xảy ra với quả cầu này khi đưa một thanh A bị nhiễm điện dương lại gần quả cầu. Câu 5: Trong hình a,b,c,d các mũi tên đã cho chỉ lực tác dụng ( hút hoặc đẩy) giữa hai vật mang điện tích. Hãy ghi dấu điện tích chưa cho biết của vật thứ hai. B. Trắc nghiệm: 1. Sự nhiễm điện do cọ xát Câu 1:Những ngày hanh khô, khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra vì: A. Lược nhựa chuyển động thẳng kéo sợi tóc thẳng ra B. Các sợi tóc trơn hơn và bị cuốn thẳng ra C. Tóc đa... B. Quả cầu không bị nhiễm điện, còn thước nhựa bị nhiễm điện. C. Quả cầu và thước nhựa đều không bị nhiễm điện. D. Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện cùng loại. Câu 8: Hai mảnh pôliêtilen nhiễm điện đẩy nhau. Thanh thủy tinh nhiễm điện và mảnh pôliêtilen nhiễm điện hút nhau. Hiện tượng trên đưa đến kết luận như sau. Chỉ ra kết luận sai? A. Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm B. Điện tích cùng loại thì đẩy nhau, điện tích khác loại thì hút nhau C. Các vật nhiễm điện thì hút hoặc đẩy nhau D. Các vật nhiễm điện hút hoặc đẩy nhau dù ở rất xa nhau Câu 9: Chọn câu đúng: A. Nếu vật A tích điện dương, vật B tích điện âm thì A và B đẩy nhau B. Nếu vật A tích điện âm, vật B tích điện dương thì A và B đẩy nhau C. Nếu vật A tích điện dương, vật B tích điện âm thì A và B hút nhau D. Các vật nhiễm điện hút hoặc đẩy nhau dù ở rất xa nhau Câu 10: M là vật nhiễm điện nhưng chưa biết rõ nhiễm điện tích (+) hay nhiễm điện tích (-). Khi đưa vật M tới gần vật N thì thấy hai vật đẩy nhau. Hỏi vật N đang ở trong trạng thái nào dưới đây? A. Nhiễm điện tích (+) B. Nhiễm điện tích (-) C. Nhiễm điện tích (+) hoặc (-) D. Không nhiễm điện Câu 11: Mảnh len sau khi cọ xát vào pôliêtilen và mảnh lụa sau khi cọ xát vào thủy tinh thì chúng hút nhau vì: A. Chúng đều nhiễm điện B. Chúng nhiễm điện khác loại C. Mảnh lụa nhiễm điện dương, len nhiễm điện âm D. Mảnh len nhiễm điện tích dương, mảnh lụa nhiễm điện tích âm.
File đính kèm:
on_tap_vat_ly_lop_7_bai_1718.docx