Bài tập môn Vật lí Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Phước Long
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Cách làm thước nhựa nhiễm điện là:
A. Nhúng vào cốc nước nóng. B. Phơi ngoài nắng 3 phút.
C. Cọ xát vào mảnh len. D. Áp sát vào cực dương của pin.
Câu 2: Hai cực của một chiếc pin là:
A. Hai cực âm. B. Hai cực dương.
C. Hai cực âm, một cực dương. D. Một cực âm, một cực dương.
Câu 3: Dùng mảnh vải khô để cọ xát thì có thể làm cho vật nào dưới đây nhiễm điện tích?
A. Một ống bằng gỗ. B. Một ống bằng giấy.
C. Một ống bằng nhựa. D. Một ống bằng thép.
Câu 4: Electron mang điện tích
A. trung hoà. B. dương. C. vừa âm vừa dương. D. âm.
Câu 5: Dòng điện là dòng các
A. điện tích dịch chuyển có hướng. B. electoron tự do chuyển động có hướng.
C. điện tích dương dịch chuyển có hướng D. điện tích âm chuyển động có hướng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập môn Vật lí Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Phước Long

các thiết bị sau: 1 bóng đèn, 1 công tắc đóng, nguồn điện gồm 2 pin mắc nối tiếp. Bài 3: Vì sao vào những ngày hanh khô, khi lau chùi gương soi hay cửa kính bằng khăn bông khô thì vẫn thấy có bụi vải bám vào chúng? Bài 4: Hãy sử dụng các kí hiệu về các dụng cụ điện để vẽ một mạch điện và chiều dòng điện gồm nguồn điện(1 pin), một bóng đèn, các dây nối và khóa K trong trường hợp đèn đang sáng . Nếu đổi cực của pin thì đèn có sáng không, chiều dòng điện khi đó như thế nào ? Bài 5: Khi ta thổi vào mặt bàn, bụi bay đi. Tại sao cánh quạt điện thổi gió mạnh, sau một thời gian lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt, đặc biệt ở mép cánh quạt chém vào không khí? Bài 6: a) Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? b) Nêu một cách phát hiện một vật có thể bị nhiễm điện hay không? Bài 7: Kể tên 2 loại điện tích đã học. Thanh thủy tinh sau khi cọ xát vào mảnh lụa thì thanh thủy tinh nhiễm điện gì? Lúc này mảnh lụa đã nhận thêm hay mất bớt electron tự do? Vì sao?
File đính kèm:
bai_tap_mon_vat_li_lop_7_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs_thi_t.docx