Bài tập ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 2
Bài 1. Đặt câu ghép có sử dụng các cặp quan hệ từ sau:
1. Nếu ... thì ... 2. Mặc dù ... nhưng ...
3. Vì ... nên ... 4. Hễ ... thì ...
5. Không những ... mà ... 6. Nhờ ... mà ...
Bài 2: Phân các loại câu dưới đây thành 2 loại: Câu đơn và câu ghép. Tìm CN và VN trong mỗi câu.
- Mùa thu năm 1929, Lý Tự Trọng về nước, được giao nhiệm vụ làm liên lạc, chuyển và nhận thư từ, tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển.
- Lương Ngọc Quyến hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông còn sáng mãi.
- Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran.
- Mưa rào rào trên sân gạch, mưa đồm độp trên phên nứa.
- Em được mọi người yêu mến vì em chăm ngoan học giỏi.
- Vì em chăm ngoan học giỏi, em được mọi người yêu mến.
- Em muốn được mọi người yêu mến nên em chăm ngoan học giỏi.
- Nhờ em chăm ngoan học giỏi mà em được mọi người yêu mến.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 2

g để hoàn thành các câu ghép sau: - Nó nói và ... - Nó nói rồi... - Nó nói còn... - Nó nói nhưng ... - Lan học bài, còn ... - Nếu trời mưa to thì.... - ........, còn bố em là bộ đội. - ........nhưng Lan vẫn đến lớp. Bài 4: Tìm trạng ngữ, CN và VN của những câu văn trong đoạn văn sau: a) Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Sang cuối thu, lá bàng ngả thành màu tía và bắt đầu rụng xuống. Qua mùa đông, cây bàng trụi hết lá, những chiếc cành khẳng khiu in trên nền trời xám đục. b) Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lăng lẽ. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. Dưới tầng đáy rừng, tựa như đột ngột, những chùm thảo quả đỏ chon chót bỗng rực lên, bóng bẩy như chứa lửa, chứa nắng. Bài 5. Đọc các đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. ĐOẠN 1 RỪNG PHƯƠNG NAM Rừng cây im lặng quá. Một tiếng...5. Em hiểu" thơm ngây ngất" nghĩa là thơm như thế nào? A. Thơm đậm, đến mức làm cho ta khó chịu B. Thơm một cách mạnh mẽ, làm lay động mọi vật C. Thơm một cách hấp dẫn, làm ta say mê, thích thú 6. Dòng nào dưới dây gồm các từ trái nghĩa với từ "im lặng." A. ồn ào, nhộn nhịp, đông đúc. B. ồn ào, náo nhiệt, huyên náo. C. ồn ào, nhộn nhịp. tĩnh lặng. 7. Từ " tuôn" thuộc từ loại nào? A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Đại từ 8. Vị ngữ trong câu" Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần biến mất." là: A. Rừng ban mai dần dần biến mất B. Phút yên tĩnh của rừng ban mai C. Dần dần biến mất 9. Đặt câu theo yêu cầu sau: a/ Câu có cặp quan hệ từ: Vì .... nên: b/ Câu có cặp quan hệ từ Chẳng những ....... mà còn: ____________________________________________ ĐOẠN 2 Đà Lạt, một buổi chiều cuối năm, mưa giông vừa tạnh. Mặt trời hé nắng vàng vàng, không khí nhẹ và trong, mát rười rượi, kích thích đến tim óc. Tôi mở cửa ra bao lơn nhìn sang rừng thông.Tôi để ý nhìn những cây thông cao, không nứt nẻ, cành sần sùi, cong queo một cách mĩ thuật không ngờ. Dưới chân cây, cỏ dại mọc dày, cao, lá thon, dọc ngang, lá đan dày um tùm. Tôi nhìn ra xa hơn. Hồ Đà Lạt lặng im, mặt nước xanh phản chiếu đồi núi và rừng thông. Màu xanh và sự im lặng, cảnh bao la của núi rừng và không khí mát mẻ như làm châm vào da, tất cả nhè nhẹ đưa óc tôi liên tưởng đền phong cảnh sứ Phần Lan tôi đã nhiều lần tưởng tượng qua sách vở. Tôi đang mơ màng tưởng tượng thì chợt vang lên tiếng chim hoàng anh hót. Tôi đưa mắt nhìn xem chim đậu ở đâu mà hót. Mỗi lần nghe tiếng chim hoàng anh là tôi phải nghĩ đến những cây bàng xanh mướt, vòm trời xanh có mây nhẹ như bông. Đà Lạt có chim hoàng anh hót là điều tôi không bao giờ ngờ. Nhưng kìa, trên một cây thông gãy có một chú hoàng anh nhỏ đang mổ vỏ thông tìm mồi. Mình chim thon thon, lông mượt màu vàng nghệ, hoà hợp với giọng hót ấm áp. Óc tôi đột nhiên thấy êm ái vô cùng. * Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn chữ cái trước ý t...c tắm đẫm màu sữa đến đó. Trăng lẩn trốn trong các tán lá cây xanh rì của những cây đa cổ thụ đầu thôn. Những mắt lá ánh lên tinh nghịch. Trăng chìm vào đáy nước. Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng đậu vào ánh mắt. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già. Hình như cả thôn em không mấy ai ở trong nhà. Nhà nào nhà nấy quây quần, tụ họp quanh chiếc bàn nhỏ hay chiếc chiếu ở giữa sân. Ai nấy đều ngồi ngắm trăng. Câu chuyện mùa màng nảy nở dưới trăng như những hạt lúa vàng đang phơi mình trong ánh trăng. Đó đây vang vọng tiếng hát của các anh chị thanh niên trong xóm. Tiếng gầu nước va vào nhau kêu loảng xoảng. Tất cả mọi âm thanh đều nhuộm ánh trăng ngời. Nơi đó có một chú bé đanh giận mẹ ngồi trong bóng tối. Ánh trăng nhẹ nhàng đậu lên trán mẹ, soi rõ làn da nhăn nheo và cái mệt nhọc của mẹ. Chú bé thấy thế, bước nhẹ nhàng lại với mẹ. Một làn gió mát đã làm cho những sợi tóc của mẹ bay bay. Khuya. Vầng trăng càng lên cao và thu nhỏ lại. Làng quê em đã yên vào giấc ngủ. Chỉ có vầng trăng thao thức như canh chừng cho làng em. Theo Phan Sĩ Châu *Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. 1. Bài văn miêu tả cảnh gì ? A. Cảnh trăng lên ở làng quê B. Cảnh sinh hoạt của làng quê C. Cảnh làng quê dưới ánh trăng 2 Trăng soi sáng những cảnh vật gì ở làng quê? A. Cánh đồng lú, tiếng hát, lũy tre B. Cánh đồng lúa, lũy tre, cây đa C. Cánh đồng lúa, cây đa, tiếng hát 3. Dưới ánh trăng, người dân trong xóm quây quần ngoài sân làm gì? A. Ngồi ngắm trăng, trò chuyện, uống nước B. Ngồi ngắm trăng, hội họp, ca hát C. Ngồi ngắm trăng, trò chuyện, ca hát 4. Vì sao chú bé hết giận dỗi và bước nhẹ nhàng lại với mẹ? A. Vì dưới ánh trăng, chú nhìn thấy vầng trán của mẹ hiện ra rất đẹp B. Vì dưới ánh trăng, chú thấy làn da nhăn nheo và sự mệt nhọc của mẹ C. Vì dưới ánh trăng, chú thấy làn gió làm những sợi tóc của mẹ bay bay D. Vì chú thấy mẹ buồn và đang khóc 5. Cách nhân hóa trong câu" Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già" cho thấy điều gì hay?
File đính kèm:
bai_tap_on_tap_mon_tieng_viet_lop_5_tuan_2.doc