Bài tập ôn tập môn Toán + Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 18/2 đến 28/2 - Năm học 2019-2020

Câu 1: Đặt tính rồi tính

a) 56789 + 1655897      b) 456893 – 123456        c) 428 x 39      d) 2057 x 23

Câu 2: Đặt tính rồi tính

a) 4674 : 82     b) 5781: 47        c) 2488 : 35       d) 9146 : 72

Câu 3: Tính: (m + n) x p biết m = 30 ; m = 40 ; p = 8 .

Câu 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.

A. Số có tổng chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.

B. Số chia hết cho 9 có số tận cùng là số 9.

C. Số chia hết cho 9 là số lẻ.

doc 13 trang Bảo Đạt 27/12/2023 2200
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập môn Toán + Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 18/2 đến 28/2 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập ôn tập môn Toán + Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 18/2 đến 28/2 - Năm học 2019-2020

Bài tập ôn tập môn Toán + Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 18/2 đến 28/2 - Năm học 2019-2020
g mép ván và lộn nhào xuống nước! Thằng bé trồi lên trong tiếng cười và tiếng hoan hô vang dội. Nó đã làm được! Nó đã chiến thắng được nỗi sợ hãi trong mình. Sau đó, nó còn nhảy thêm được ba lần nữa.
Chiều hôm ấy, Rốp-bi đã được học về bài học chiến đấu chống lại nỗi sợ hãi. Và nó cũng còn học được về nhiều thứ khác nữa. Nó đã hiểu rằng ở đời có những thứ không thể hoàn thành được nếu như không có sự toàn tâm, toàn ý.
Trong cuộc sống, bạn phải quyết đoán, không thể lần nữa, đó là con đường duy nhất dẫn đến chiến thắng. Điều gì đòi hỏi bạn phải toàn tâm toàn ý?Sau khi đã nhún lấy đà nhiều lần, bạn sẽ sẵn sàng để thực hiện cú nhảy của mình chứ?
(Theo Xti-vơ Gu-đi-ơ)
a) Cậu bé trong câu chuyện muốn làm được việc gì?
b) Những điều giúp cậu bé vượt qua nỗi sợ hãi?
c) Tìm và chép lại câu văn cho chúng ta lời khuyên trong cuộc sống.
II. Toán: Ôn về 4 phép tính với số tự nhiên; Dấu hiệu chia hết
Câu 1: Đặt tính rồi tính
a) 56789 + 1655897 b) 456893 – 123456 c) 428 x 39 d) 2057 x 23
C...on thon, ruột bút đen lánh.
D. Có phải mẹ em là một bác sĩ giỏi?
Câu 2. Dấu hai chấm trong chuỗi câu sau có tác dụng gì?
“Cô hỏi: “sao trò không chịu làm bài?” Nó cứ làm thinh, mãi sau nó mới bảo “thưa cô, con không có ba””.
A. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
B. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận đứng trước.
C. Báo hiệu một sự liệt kê.
Câu 3. Trong các câu hỏi dưới đây, câu nào thể hiện được phép lịch sự:
A. Lấy giúp chi cốc nước được không?
B. Nam ơi, cho chi xin cốc nước được không?
C. Ngồi đấy mà không lấy cho người ta cốc nước à?
Câu 4 . Đọc đoạn văn dưới đây. Cho biết có mấy câu kể.
“Nhìn vào các khe đá chung quanh, tôi thấy những nhện là nhện. Chúng đứng im như đá mà coi vẻ hung dữ. Tôi cất tiếng hỏi lớn:
- Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện.
Từ trong hốc đá, một mụ nhện cong chân nhảy ra. Tôi thét:
- Thật đáng xấu hổ! Có phá hết các vong vây đi không?
Bọn nhên sợ hãi cùng dạ ran. Cả bọn cuống cuồng chạy dọc chạy ngang, phá hết các dây tơ chăng lối.”
A. 5 câu kể
B. 7 câu kể
C. 8 câu kể
Câu 5. Câu hỏi sau đây được dùng để làm gì? “Có phá hết vòng vây đi không?”
A. Hỏi về điều mình chưa biết.
B. Nêu yêu cầu.
C. Nêu khẳng định về một sự việc.
Câu 6. Câu hỏi sau đây được dùng để làm gì? “Các chú có biết đền thờ ai đây không?”
A. Nêu yêu cầu.
B. Hỏi về điều mình chưa biết.
C. Nêu khẳng định về một sự việc.
Câu 7. Câu hỏi sau đây được dùng để làm gì? “ Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?”
A. Nêu yêu cầu.
B. Nêu khẳng định về một sự việc.
C. Hỏi về điều mình chưa biết.
Câu 8. Dấu hai chấm trong đoạn văn sau có tác dụng gì?
“Để giữ gìn sách vở cẩn thận chúng ta cần:
- Đóng bọc và dán nhãn vở cẩn thận.
- Không vẽ, viết bậy lên sách, vở.
- Dùng xong phải vuốt phẳng các mép giấy rồi gấp lại cẩn thận.
- Xếp ngay ngắn lên giá”
A. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
B. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận đứng trước.
C. Báo hiệu một sự liệt kê.
Câu 9. Dấu gạch ngang trong đoạ... 6 ô tô đi đầu, mỗi ô tô chuyển được 35 tạ và ô tô cuối cùng chuyển được 42 tạ. Hỏi trung bình mỗi ô tô chuyển được bao nhiêu tạ thực phẩm?
III. Khoa học
- Ôn biện pháp bảo vệ nguồn nước; Cách tiết kiệm nước
* Liên hệ: Hãy viết ra các việc em làm để bảo vệ nguồn nước; các việc em và gia đình em làm thể hiện tiết kiệm nước.
IV. Lịch sử 
- Ôn lại kiến thức về thời nhà Trần;
- Em tìm hiểu và thử viết một bài giới thiệu về một nhân vật lịch sử thời nhà Trần mà em ấn tượng nhất ( Trần Hưng Đạo; Trần Quốc Toản, Yết Kiêu,...)
Thứ hai ngày 24 tháng 2 năm 2020
Nội dung ôn: 
I.Tiếng Việt: Tập làm văn: (Thời gian 35 phút)
Đề bài: Em hãy viết bài văn tả cái cặp sách của em với mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng.
II. Toán
Câu 1) Trong các số 57234, 64620, 5270, 77285
a) Số nào chia hết cho cả 2 và 5
b) Số nào chia hết cho cả 3 và 2
c) Số nào chia hết cho cả 2; 3; 5 và 9
Câu 2. Một phân số có tổng tử số và mẫu số là 60, biết mẫu số hơn tử số là 12 đơn vị. Tìm phân số đó?
Câu 3. Trung bình cộng của 2 số là 130. Số bé kém số lớn là 90 đơn vị. Tìm hai số đó.
Câu 4: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống.
a) 1980 là thế kỷ XX. 
b) Một ngày, 6 giờ = 26 giờ. 
c) 84 phút = 1 giờ 14 phút.
d) 1/5 thế kỷ = 20 năm 
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Góc nhọn lớn hơn góc vuông. 
B. Góc bẹt nhỏ hơn góc tù.
C. Góc tù lớn hơn góc vuông.
D. Góc nhọn lớn hơn góc tù.
Câu 5: Hai đội công nhân cùng đào một con đường dài 900 m, đội thứ nhất đào ít hơn đội thứ hai 164 m. Hỏi mỗi đội đào được bao nhiêu mét đường?
III. Khoa học
- Ôn tính chất, thành phần của không khí
IV. Địa lí
- Ôn về đồng bằng Bắc Bộ : Đặc điểm địa hình ; người dân và hoạt động của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
- Vận dụng viết một bài giới thiệu về quê hương Hải Dương của em.( Khoảng 2 trang)
Thứ ba ngày 25 tháng 2 năm 2020
Nội dung ôn: 
I.Tiếng Việt:
Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:
NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG
Cuộc đua marathon hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ

File đính kèm:

  • docbai_tap_tong_hop_mon_toan_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2019_2020.doc