Bản mô tả dự án dạy học theo chủ đề Tích hợp môn Vật lý Lớp 12 - Tiết 62+63, Bài 37: Phóng xạ - Trường THPT Võ Văn Kiệt
Lĩnh vực khoa học về công nghệ bức xạ nhằm các mục đích khử trùng, biến tính vật liệu, bảo quản thực phẩm và nông sản, cải tạo sinh khối, chế tạo một số chế phẩm bằng bức xạ như chất mang vacxin, màng chữa bỏng, chất kích thích tăng trưởng thực vật, chế phẩm phòng chống nấm thực vật, v.v... được nghiên cứu và triển khai khá thành công trong gần 20 năm qua. ứng dụng kỹ thuật hạt nhân cho các mục đích trên đưa lại hiệu quả kinh tế cao, an toàn môi trường. Thiết bị chính phục vụ cho lĩnh vực nghiên cứu này là các nguồn gamma Co-60 cường độ cao. Nguồn Co-60 với hoạt độ ban đầu 16.5 kCi được lắp đặt tại Đà Lạt vào năm 1981 đã mở ra hướng nghiên cứu ứng dụng công nghệ bức xạ ở Việt Nam. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu thu được, một nguồn quy mô bán công nghiệp với hoạt độ 110 kCi dùng cho mục đích bảo quản nông sản thực phẩm được lắp đặt tại Hà Nội vào năm 1989; nguồn quy mô công nghiệp đầu tiên với hoạt độ 400 kCi dùng cho khử trùng các dụng cụ và sản phẩm của ngành y tế và các ngành khác được lắp đặt và đưa vào hoạt động tại Tp Hồ Chí Minh từ tháng 2/1999.
Kỹ thuật chiếu xạ liều cao để cắt mạch các polymer tự nhiên và các oligo để tạo ra các chế phẩm mới là một hướng ứng dụng tiên tiến của công nghệ bức xạ. Chế phẩm kích thích tăng trưởng thực vật từ alginat rong biển được chế tạo và đang triển khai thử nghiệm diện rộng trên phạm vi cả nước với diện tích hàng trăm hecta các loại cây rau quả, lương thực và cho năng suất tăng từ 15 - 30% so với đối chứng. Màng chữa bỏng từ PVP và chitosan vỏ tôm cua được sản xuất và đang thử nghiệm lâm sàng tại một số bệnh viện cho kết quả tốt. Các chế phẩm phòng chống nấm cũng được nghiên cứu và sản xuất. Ngoài ra các chế phẩm ống nhựa chịu nhiệt chất lượng cao, kính thủy tinh màu, v.v... được sản xuất nhờ kỹ thuật hạt nhân được người sử dụng ưa chuộng.
Dùng bức xạ neutron từ Lò phản ứng Đà Lạt để chiếu xạ silic dùng trong công nghiệp chế tạo linh kiện điện tử, chiếu xạ làm lệch mạng tinh thể để tạo màu đá quý và bán quý như Topaz, Saphire là những hướng ứng dụng mang hiệu quả kinh tế cao.
Kỹ thuật sơn phủ bề mặt giấy và gỗ bằng bức xạ tia cực tím (UV) được nghiên cứu và triển khai thành công. Mỗi năm, hàng chục ngàn m2 các loại bao bì giấy được phủ láng bằng thiết bị UV. Hướng ứng dụng này đang được nhiều khách hàng quan tâm.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản mô tả dự án dạy học theo chủ đề Tích hợp môn Vật lý Lớp 12 - Tiết 62+63, Bài 37: Phóng xạ - Trường THPT Võ Văn Kiệt

a hiện tượng phóng xạ. - Viết được phản ứng phóng xạ α, β+ , β- , và phát xạ γ. - Nêu được các đặc tính cơ bản của quá trình phóng xạ. - Viết được định luật phân rã phóng xạ. Định nghĩa được chu kì bán rã và hằng số phân rã. - Nêu được hiện tượng phóng xạ nhân tạo. - Nêu được nguyên tắc của phương pháp nguyên tử đánh dấu. - Hiểu được phương pháp tính tuổi của các cổ vật theo tỉ lệ đồng vị . 2.1.2. Môn Sinh học - Khái niệm gen, cấu trúc của gen.Thấy được thông tin di truyền chính là trình tự các nuclêôtit trên gen. - Hiểu và nắm được khái niệm, đặc điểm của mã di truyền. - Mô tả được các bước trong quá trình nhân đôi ADN. - Nguyên nhân, cơ chế phát sinh và cơ chế biểu hiện của đột biến, thể đột biến va phân biệt được các dạng đột biến gen - phân biệt rõ tác nhân gây đột biến và cách thức tác động - cơ chế biểu hiện của đột biến gen - hậu quả của đột biến gen + Lớp 12: Chương I. Bài 1: gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi AND Bài 4 : đột biến gen 2.1.3. Môn Địa lý ...ến thức để vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. Đó là nâng cao khả năng rèn luyện của bản thân và cộng đồng. - Có kỹ năng sống, có ý thức thực hành sử dụng tiết kiệm điện năng nói riêng và các dạng năng lượng khác nói chung. - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tích cực bảo vệ và trồng thêm cây xanh. 5. Thiết bị dạy học và học liệu 5.1. Thiết bị dạy học - Các hình vẽ 37.1 và bảng 37.1: Chu kì bán rã của một số chất phóng xạ. - Thiết bị máy tính và máy chiếu - Một số hình ảnh về phóng xạ (Tư liệu trên website). - Phòng học bộ môn. 5.2. Học liệu 5.2.1. Một số hình ảnh về hậu quả của phóng xạ và tác động đến môi trường của các Phóng xạ từ nhà máy Fukushima (Nhật Bản), . 5.2.2. Một số thông tin về tác hại của phóng xạ và khả năng ảnh hưởng tới con người. Một số ứng dụng của kỹ thuật hạt nhân và đồng vị phóng xạ ở nước ta Ngày nay kỹ thuật hạt nhân và đồng vị phóng xạ được ứng dụng có hiệu quả vào nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Kể đến như: sản xuất đồng vị và điều chế dược chất phóng xạ phục vụ chẩn đoán và điều trị bệnh; sử dụng kỹ thuật nguồn kín để xây dựng các hệ đo đạc hạt nhân như đo mức chất lỏng, đo độ dày, độ ẩm của vật liệu; trong các dây chuyền tự động hóa của các nhà máy công nghiệp; phát triển các kỹ thuật phân tích hạt nhân để tham gia vào các chương trình thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản và nghiên cứu, bảo vệ môi trường; sử dụng các đồng vị tự nhiên và nhân tạo để đánh giá một số quá trình trong tự nhiên như hiện tượng bồi lấp, xói mòn; sử dụng các nguồn bức xạ cường độ cao để khử trùng các dụng cụ, chế phẩm và bảo quản thực phẩm, dược phẩm; ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong nông nghiệp và sinh học... 1. Phục vụ nhu cầu của ngành y tế Kỹ thuật nguồn kín dùng trong xạ trị được áp dụng từ những năm 1960 tại Bệnh viện K, Hà Nội, Trung tâm ung bướu Tp. Hồ Chí Minh và một số bệnh viện quân đội. Năm 1971, 2 khoa Y học hạt nhân tại Bệnh viện Bạch mai, Hà Nội và Bệnh viện Chợ Rẫy, Tp Hồ Chí Minh được hình thành. Từ thời đ...Đo mức trong các hộp sản phẩm của các nhà máy sản xuất bia và nước giải khát; - Đo độ dày sản phẩm của các nhà máy sản xuất vật liệu sắt thép; - Các hệ đo phóng xạ trong các giếng khoan của công nghiệp dầu khí. Ưu điểm của các hệ đo bằng phương pháp hạt nhân là không làm ảnh hưởng đến quá trình làm việc của các hệ công nghệ, cho phép đo trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao, vì đầu đo không tiếp xúc với vật liệu cần đo nên cho phép đo mức cả các dung dịch hóa chất độc hại như axít đậm đặc, v.v... Bên cạnh kỹ thuật nguồn kín, kỹ thuật nguồn hở hay đồng vị phóng xạ đánh dấu cũng được sử dụng phổ biến và mang lại hiệu quả kinh tế cao, chẳng hạn, việc tối ưu hóa quy trình và thời gian pha trộn phế liệu trong các dây chuyền của các nhà máy sản xuất xi măng, nhà máy hóa chất, v.v... Trong lĩnh vực khai thác dầu khí, kỹ thuật đánh dấu phóng xạ được sử dụng để xác định mặt cắt nước bơm ép trong các giếng bơm ép, nghiên cứu hiện tượng ngập lụt trong các giếng khai thác của mỏ dầu Bạch Hổ. 3. Phát triển các kỹ thuật phân tích hạt nhân Một thế mạnh mang tính đặc thù của Ngành hạt nhân là sử dụng các chùm neutron của Lò phản ứng để tiến hành phân tích hàm lượng đa nguyên tố với độ chính xác cao. Kỹ thuật kích hoạt nơtron và các kỹ thuật phân tích hỗ trợ khác được sử dụng có hiệu quả kể từ ngày đưa Lò phản ứng Đà Lạt vào hoạt động, đó là các kỹ thuật kích hoạt neutron dụng cụ (INAA), kích hoạt neutron có xử lý hóa (RNAA), kích hoạt neutron gamma tức thời (PGNAA), huỳnh quang tia X (XRFA). Các kỹ thuật cực phổ, sắc ký lỏng cao áp, đo quang phổ vùng khả kiến và tử ngoại, quang kế ngọn lửa, v.v... cũng được phát triển trong ngành hạt nhân nhằm bổ trợ về phương pháp và đối tượng để mở rộng khả năng dịch vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện nay, nhiều quy trình phân tích ổn định cho các đối tượng khác nhau đã được xây dựng, cho phép triển khai các dịch vụ phân tích cho ngành địa chất để định lượng nguyên tố trong các mẫu thăm dò và khai thác; cho ngành dầu khí để xác định thà
File đính kèm:
ban_mo_ta_du_an_day_hoc_theo_chu_de_tich_hop_mon_vat_ly_lop.doc