Bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí Lớp 8

                                                 I. Đia lí châu á

A. Tự nhiên châu á

1. Vị trí địa lí

- Trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo

- Giáp 3 đại dương Phía bắc: Bắc Băng Dương, Phía nam: ấn độ dương, Phía đông:TBD

- Giáp 2 châu lục: Châu á, Châu phi

2. Lãnh thổ:

- Là một bộ phận của lục địa á- âu, ngan cách với châu âu qua dãy U-ran, với châu Phi qua kênh đào Xuy- ê.

- Kích thước khổng lồ, rộng bậc nhất thế giới. Diện tích phần đất liền là 41 triệu km2, kể ca các đảo thì rộng tới 44,4 triệu km2

- Trải dài trên 76 độ vĩ tuyến . Chiều rộng nơi lãnh thổ rộng nhất: 8500km

Câu hỏi:        Vị trí, kích thước châu á có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu?

       Vị trí và kích thước lãnh thổ làm cho khí hậu châu á phân hoá rất đa dạng  và mang tính lục địa cao.

          - Vị trí: trải dài từ vùng cực đến vùng xích đạo giúp châu á có đầy đủ các đới khí hậu trên trái đất. Từ bắc xuống nam lần lượt là: Cực và cận cực.Ôn đới.Cận nhiệt .Nhiệt đới. Xích đạo

          - Kích thước rộng lớn làm cho khí hậu phân hoá theo chiều Đông – Tây, tạo ra nhiều kiểu khí hậu. Vd đới khí hậu ôn đới phân hoá thành: ôn đới lục địa, ôn đới hải dương, ôn đới gió mùa.

         - Vùng nằm sâu trong đất liền, khí hậu mang tính lục địa cao, rất khô hạn, mùa hè rất nóng, mùa đông rất lạnh.

                            2. Địa hình châu á: Gồm 3 đặc điểm

doc 29 trang Hòa Minh 13/06/2023 4040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí Lớp 8

Bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí Lớp 8
u kiểu khí hậu. Vd đới khí hậu ôn đới phân hoá thành: ôn đới lục địa, ôn đới hải dương, ôn đới gió mùa.
 - Vùng nằm sâu trong đất liền, khí hậu mang tính lục địa cao, rất khô hạn, mùa hè rất nóng, mùa đông rất lạnh.
 2. Địa hình châu á: Gồm 3 đặc điểm
- Châu á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ, nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới
- Núi chạy theo 2 hướng chính: B-N hoặc gần B-N, Đ-T hoặc gần Đ-T làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp
- Các núi và sơn nguyên cao tập trung ở vùng trung tâm, trên các núi cao có băng tuyết bao phủ quanh năm.
Câu hỏi :
1. Địa hình Châu á có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu và sông ngòi
*Địa hình làm cho khí hậu châu á phân hoá đa dạng
 - Núi, sơn nguyên cao ngăn chặn ảnh hưởng của biển vào đất liền, làm cho khí hậu phân hoá theo chiều đông tây, tạo ra nhiều kiểu khí hậu. Vd ôn đới phân hoá thành ôn đới lục địa, ôn đới hải dương, ôn đới gió mùa.
 - Ngoài ra, trên núi và sơn nguyên cao khí hậu còn phân hoá theo độ cao
*Địa hình có ảnh ...thổ rộng lớn, các núi sơn nguyên cao ngăn chặn ảnh hưởng của biển.
- Ngoài ra ở vùng núi, sơn nguyên cao khí hâu còn phân hoá theo độ cao.
Câu 3. Khí hậu gió mùa ẩm ở Đông á, nam á, đông nam á có đặc điểm chung gì?
- Mùa hạ: gió từ đại dương thổi vào mang theo nhiều hơi nước, làm cho thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều
- Mùa đông: gió từ lục địa thổi ra, tạo thời tiết khô và lạnh
Câu 4. Châu á có mấy loại khí hậu phổ biến, nêu đặc điểm và vùng phân bố của chúng?
- Có 2 loại khí hậu phổ biến|
 + Khí hậu gió mùa: Ôn đới gió mùa và cận nhệt gió mùa ở Đông á, nhiệt đới gió mùa ở Đông Nam á, Nam á.
 Đặc điểm: Mùa hạ: gió từ đại dương thổi vào mang theo nhiều hơi nước, làm cho thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều.Mùa đông: gió từ lục địa thổi ra, tạo thời tiết khô và lạnh
 + Khí hậu lục địa: gồm cận nhiệt lục địa, ôn đới lục địa, nhiệt đới khô. Phân bố ở Tây Nam á, Vùng nội địa
 Đặc điểm: mùa hạ nóng khô, mùa đông lạnh khô. Lượng mưa chỉ khoảng 
200- 500mm, lượng bốc hơi rất lớn nên độ ẩm không khí rất thấp.
Câu 5. Gió mùa là gì? Nguồn gốc hình thành gió mùa châu á? Trình bày sự đổi hướng gió theo mùa ở Châu á.
- Gió mùa là gió thổi theo từng mùa, có cùng phương nhưng ngược hướng và tính chất trái ngược nhau.
- Nguồn gốc hình thành: Sự chênh lệch khí áp theo mùa giữa lục địa Châu á với 2 đại dương và Thái Bình Dương và ấn Độ Dương, làm phát sinh gió thổi thường xuyên và đổi hướng theo mùa.
- Sự đổi hướng gió theo mùa ở Châu á: 
 Mùa đông: Gió từ áp cao xibia thổi về hạ áp xích đạo và nam TBD, tính chất lạnh khô. Mùa hạ gió từ áp cao nam AĐD, nam TBD về hạ áp Iran, tính chất nóng ẩm mưa nhiều
Câu 6. Nêu đặc điểm gió mùa ở Đông Nam á, Nam á. Vì sao chúng có đặc điểm khác nhau như vậy?
- Đặc điểm: Mùa hạ gió từ áp cao Nam AĐD về hạ áp Iran: nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông gió từ áp cao Xibia về hạ áp XĐ: lạnh khô.
- Ng nhân: Mùa hạ gió xuất phát từ đại dương thổi vào mang theo nhiều hơi nước
 Mùa đông gió xuất phát từ lục địa lạnh phía Bắc thổi về
Câu 7. Dựa vào biểu đồ n...ếu về giao thông và thuỷ điện, còn sông ở các khu vực khác có giá trị về cung cấp nước cho sx và đời sống, thuỷ điện, giao thông, du lịch, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản.
 Đặc điểm
Khu vực
Mạng lưới sông
Hướng chảy
Chế độ nước
Bắc á
 Có mạng lưới sông ngòi dày đặc với nhiều sông lớn: sông Ô bi, sông I-nê-nit-xây, sông Lê Na
 Nam lên Bắc
+ Mùa đông: sông bị đóng băng kéo dài.
+ Mùa xuân: nước sông lên nhanh (do băng tuyết tan ) gây ra lũ băng lớn.
Đông Nam á
Nam á
Đông á
 Có mạng lưới sông ngòi dày đặc với nhiều sông lớn: sông A-mua, sông Hoàng Hà, sông Trường Giang, sông Mê Kông, sông Hằng.
- Đông - Tây 
- Bắc - Nam 
 Chế độ nước phụ thuộc chế độ mưa.
+ Mùa mưa: sông có nước lớn.
+ Mùa khô: nước sông cạn.
Tây Nam á
Trung á
 Sông ngòi kém phát triển
Gần Đông - Tây
+ Mùa khô: nước sông cạn hoặc kiệt.
+ Mùa mưa: nước không lớn (do mưa, tuyết và băng tan từ các núi cao).
Câu hỏi:
Câu 1. Vì sao nói sông ngòi châu á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp?
- Sông Bắc á: + Khá phát triển.
 + Chảy theo hướng Nam lên Bắc
 + Mùa đông sông đóng băng, lũ lớn vào mùa xuân
 + Nguồn cung cấp: Băng tuyết tan
- Sông Đông á, Đông Nam á, Nam á: 
 + Rất phát triển
	+ lũ cuối hạ đầu thu, cạn vào cuối đông đầu xuân
	 + Nguồn cung cấp: phụ thuộc vào chế độ mưa mùa 
- Sông Tây Nam á, Trrung á: 
 + Kém phát triển
 + Lưu lượng nước càng về hạ lưu càng giảm, có một số sông “chết” 
	giữa hoang mạc
 + Nguồn cung cấp: Băng tuyết tan
Câu 2. Cho biết giá trị và những bất lợi của sông ngòi châu á?
Các sông Bắc á có giá trị chủ yếu về giao thông và thuỷ điện, còn sông ở các khu vực khác có giá trị về cung cấp nước cho sx và đời sống, thuỷ điện, giao thông, du lịch, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản.
Bất lợi: Lũ lụt gây thiệt hại lớn về người và của
5. Những thuận lợi, khó khăn của thiên nhiên châu á:
- Thuận lợi:
+ Nhiều khoáng sản có trữ lượng rất lớn ( Than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc...)
+ Các tài nguyên Đất, nước, khí hậu, rừng, biển rất đa dạng,

File đính kèm:

  • docboi_duong_hoc_sinh_gioi_dia_li_lop_8.doc