Câu hỏi lý thuyết ôn học sinh giỏi Sinh học Lớp 9 - Nguyễn Thị Mỹ Nương

1. Môi trường: là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật.

- Có 4 loại môi trường chủ yếu:

+ Môi trường nước.

+ Môi trường trên mặt đất – không khí.

+ Môi trường trong đất.

+ Môi trường sinh vật.

II. Các nhân tố sinh thái của môi trường:

* Nhân tố sinh thái là: những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.

* Phân biệt các nhân tố sinh thái: được chia thành 2 nhóm:

- Nhân tố vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, đất, nước, địa hình...

- Nhân tố hữu sinh: 

+ Nhân tố sinh vật: VSV, nấm, động vật, thực vật,

+ Nhân tố con người: tác động tích cực: cải tạo, nuôi dưỡng, lai ghép.... tác động tiêu cực: săn bắn, đốt phá làm cháy rừng...

III. Giới hạn sinh thái:

- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định.

- Mỗi loài, mỗi cá thể đều có giới hạn sinh thái riêng đối với từng nhân tố sinh thái. Sinh vật có giới hạn sinh thái rộng phân bố rộng, dễ thích nghi.

IV. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật:

1. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật:

- Ánh sáng có ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lí (quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước) của thực vật.

- Nhu cầu về ánh sáng của các loài không giống nhau:

+ Nhóm cây ưa sáng: gồm những cây sống nơi quang đãng.

+ Nhóm cây ưa bóng; gồm những cây sống nơi ánh sáng yếu, dưới tán cây khác

2. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống của động vật:

doc 12 trang Hòa Minh 13/06/2023 7000
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi lý thuyết ôn học sinh giỏi Sinh học Lớp 9 - Nguyễn Thị Mỹ Nương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Câu hỏi lý thuyết ôn học sinh giỏi Sinh học Lớp 9 - Nguyễn Thị Mỹ Nương

Câu hỏi lý thuyết ôn học sinh giỏi Sinh học Lớp 9 - Nguyễn Thị Mỹ Nương
 sinh thái riêng đối với từng nhân tố sinh thái. Sinh vật có giới hạn sinh thái rộng phân bố rộng, dễ thích nghi.
IV. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật:
1. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật:
- Ánh sáng có ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lí (quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước) của thực vật.
- Nhu cầu về ánh sáng của các loài không giống nhau:
+ Nhóm cây ưa sáng: gồm những cây sống nơi quang đãng.
+ Nhóm cây ưa bóng; gồm những cây sống nơi ánh sáng yếu, dưới tán cây khác
2. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống của động vật:
- Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật:
+ Tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian.
+ Ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh sản và sinh trưởng của động vật.
+ Giúp động vật điều hoà thân nhiệt.
- Động vật thích nghi điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta chia thành 2 nhóm động vật:
+ Nhóm động vật ưa sáng: gồm động vật hoạt động b...- Cây nắp ấm bắt cô trùng.
B. KIẾN THỨC LÝ THUYẾT CHƯƠNG II ( PHẦN II)
HỆ SINH THÁI
 1. 
 a. Khái niệm về quần thể sinh vật:
Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong khoảng không gian nhất định, ở 1 thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
b. Đặc trưng cơ bản của quần thể: Quần thể có 3 đặc trưng cơ bản
	+ Tỉ lệ giới tính: Là tỉ lệ giữa số cá thể đực và số cá thể cái trong quần thể. Tỉ lệ này thay đổi chủ yếu theo lứa tuổi của cá thể và phụ thuộc vào sự tử vong không đồng đều của các cá thể đực và cái. Tỉ lệ đực cái có ý nghĩa rất quan trọng, nó biểu hiện tiềm năng sinh sản của quần thể.
+ Thành phần nhóm tuổi: Nhóm trước sinh sản, Nhóm sinh sản, Nhóm sau sinh sản.
	+ Mật độ quần thể: là số lượng cá thể của quần thể có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.
* Mật độ quần thể được coi là một trong những đặc tính cơ bản của quần thể.
- Mật độ ảnh hưởng tới các đặc trưng khác:
+ Mức sử dụng nguồn sống trong sinh cảnh.
+ Mức độ lan truyền của dịch bệnh.
+ Tần số gặp nhau giữa các cá thể trong mùa sinh sản.
	- Mật độ thể hiện tác động của loài đó trong quần xã 
c. Sự khác nhau giữa quần thể người với các quần thể sinh vật:
- Quần thể người có đặc trưng sinh học như những quần thể sinh vật khác, đó là đặc điểm giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản, tử vong.
- Quần thể người có những đặc trưng khác với quần thể sinh vật khác ở những đặc điểm như: pháp luật, chế độ hôn nhân, văn hoá, giáo dục, kinh tế...
- Sự khác nhau đó là do con người có lao động và tư duy nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên.
d. Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lý:
- Phát triển dân số hợp lý là điều kiện để phát triển bền vững của mỗi Quốc gia, tạo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với sử dụng hợp lí tài nguyên, môi trường của đất nước.
- Phát triển dân số hợp lý là không để dân số tăng quá nhanh dẫn tới thiếu nơi ở, nguồn thức ăn, nước uống, ô ...m 3 thành phần: SV sản xuất, Sv tiêu thụ, SV phân huỷ.
CÂU HỎI VẬN DỤNG
	Câu 1: Hãy giải thích các hiện tượng sau: 
	- Ếch thường sống ở ven ao, hồ; 
	- Bò sát có thể sống ở những nơi khô hạn; 
	- Vùng ôn đới về mùa đông cây thường rụng lá;
	- Khi gặp điều kiện bất lợi, một số cá thể động vật cùng loài tách ra khỏi đàn.
Trả lời:
Giải thích các hiện tượng:
- Ếch thường sống ở ven ao, hồ: Do da của ếch là da trần, nên cơ thể chúng mất nước nhanh chóng khi gặp điều kiện khô hạn...
- Bò sát có thể sống ở những nơi khô hạn: Bò sát có da được phủ vảy sừng nên khả năng chống mất nước hiệu quả hơn.
- Vùng ôn đới về mùa đông cây thường rụng lá: Rụng lá nhằm làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước.
- Khi gặp điều kiện bất lợi, một số cá thể động vật cùng loài tách ra khỏi đàn: do điều kiện bất lợi (thiếu thức ăn, nơi ở...) các cá thể phải cạnh tranh nhau gay gắt về thức ăn, nơi ở... dẫn tới một số cá thể phải tách khỏi đàn.
Nhiệt độ (oC)
40
35
30
25
20
6 giờ sáng
Giữa trưa
6 giờ chiều
Nửa đêm
Vùng trống
Dưới tán rừng
 Thời gian trong ngày
Câu 2: Biểu đồ dưới đây minh họa sự thay đổi nhiệt độ không khí trong một ngày tại hai địa điểm: dưới tán rừng và ở vùng trống trong rừng.
	a. Từ biểu đồ, hãy mô tả sự thay đổi của nhân tố sinh thái ánh sáng trong một ngày trong mối liên quan với nhân tố sinh thái nhiệt độ ở mỗi địa điểm nêu trên.
	b. Hãy so sánh hai nhóm thực vật sống ở hai địa điểm nêu trên về ba đặc điểm thích nghi nổi bật là vị trí phân bố, cách xếp lá và hoạt động quang hợp.
Trả lời:
 a) Sự thay đổi về cường độ ánh sáng :
	 - Nhìn chung cường độ ánh sáng tăng và giảm trong ngày tương ứng với sự thay đổi của nhiệt độ;
 - Ở vùng trống, cường độ ánh sáng mặt trời thay đổi nhiều trong ngày; ở dưới tán, cường độ ánh sáng trong ngày thay đổi không nhiều.
 b) So sánh ba đặc điểm thích nghi nổi bật của hai nhóm thực vật :
 - Thực vật ở vùng trống mang đặc điểm của cây ưa sáng, thực vật dưới tán rừng mang đặc điể

File đính kèm:

  • doccau_hoi_ly_thuyet_on_hoc_sinh_gioi_sinh_hoc_lop_9_nguyen_thi.doc