Chuyên đề Các thế thứ trong các triều đại phong kiến Việt Nam trong môn Lịch sử cấp THCS
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Quá trình giảng dạy bộ môn lịch sử bản thân tôi đã cảm nhận được rằng: Dạy phần lịch sử Việt Nam trong nhà trường THCS từ lớp 7 đến lớp 9,trong giai đoạn này dù trải qua hàng trăm các sự kiên và nội dung khác nhau,nhưng các sự kiện đó đều trải dài trong quá trình hình thành và phát triển của các triều đại phong kiến của nước ta từ Ngô,Đinh -Tiền Lê,Lý,Trần,Lê sơ,nhà Nguyễn.Các triều đại phong kiến Việt Nam hình thành và phát triển qua từng giai đoạn của lịch sử dân tộc và được các nhà soạn sử,viết sách sắp xếp các sự kiện theo từng khối lớp học ở cấp THCS như các triều đại Ngô,Đinh-Tiền Lê,Lý,Trần,Lê sơ tập trung ở khối lớp 7,triều Nguyễn tập trung ở cuối lớp 7,lớp 8 cuối lớp 9 ,kéo dài đến năm 1945 khi cách mạng tháng Tám thành công mới chấm dứt.
Tuy nhiên cũng đồng nghĩa với việc dạy và học về môn lịch sử dân tộc trải dài gần suốt trong cấp THCS nhưng khi hỏi lại về các triều đại phong kiến ở nước ta có mấy triều đại,tên các triều đại,từ năm nào đến năm nào,mỗi triều đại có mấy vua và có những đóng góp gì cho sự phát triển của dân tộc,thì hầu như chưa có học sinh nào biết một cách đầy đủ nhất.
Xuất phát từ những lí do đó mà bản thân tôi là người dạy môn lịch sử cảm thấy trăn trở và nghĩ rằng mình phải làm gì để cho bản thân và đồng nghiệp được giúp học sinh hiểu về lịch sử dân tộc một cách đầy đủ hơn,lô gíc hơn,cho xứng đáng là người Việt Nam đi học lịch sử Việt Nam mà Bác Hồ kính yêu của chúng ta lúc sinh thời đã từng dạy và lời dạy đó theo tôi như một lời nhắn nhủ khi Bác đi xa và để lại cho đồng bào ta một bài học quý giá đó là hai câu thơ: “Dân ta phải biết sử ta,
Cho tường gốc tích, nước nhà Việt Nam”
Vì vậy người dạy ,người học phải hiểu và nắm vững những biến cố và sự phát triển của lịch sử dân tộc qua từ thời kì khác nhau.Vậy để giúp học sinh hiểu thêm về những nội dung lịch sử của các triều đại phong kiến Việt Nam và cũng góp phần vào sự thành công của việc dạy học lịch sử trong nhà trường bằng cách lập niên biểu về các triều đại phong kiến Việt Nam.
Đó cũng là lí do tôi chọn đề tài này để khuyến khích đồng nghiệp khi dạy lịch sử hãy thường xuyên cho các em lập niên biểu thống kê các sự kiện đã học và các sự kiện có liên quan đến nội dung,giai đoạn lịch sử đã học.Từ đó giúp người học hiểu rõ thêm về lịch sử một cách đầy đủ và lô gíc hơn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Các thế thứ trong các triều đại phong kiến Việt Nam trong môn Lịch sử cấp THCS

khi hỏi lại về các triều đại phong kiến ở nước ta có mấy triều đại,tên các triều đại,từ năm nào đến năm nào,mỗi triều đại có mấy vua và có những đóng góp gì cho sự phát triển của dân tộc,thì hầu như chưa có học sinh nào biết một cách đầy đủ nhất. Xuất phát từ những lí do đó mà bản thân tôi là người dạy môn lịch sử cảm thấy trăn trở và nghĩ rằng mình phải làm gì để cho bản thân và đồng nghiệp được giúp học sinh hiểu về lịch sử dân tộc một cách đầy đủ hơn,lô gíc hơn,cho xứng đáng là người Việt Nam đi học lịch sử Việt Nam mà Bác Hồ kính yêu của chúng ta lúc sinh thời đã từng dạy và lời dạy đó theo tôi như một lời nhắn nhủ khi Bác đi xa và để lại cho đồng bào ta một bài học quý giá đó là hai câu thơ: “Dân ta phải biết sử ta, Cho tường gốc tích, nước nhà Việt Nam” Vì vậy người dạy ,người học phải hiểu và nắm vững những biến cố và sự phát triển của lịch sử dân tộc qua từ thời kì khác nhau.Vậy để giúp học sinh hiểu thêm về những nội dung lịch sử của các triều đại phong kiến Việt Nam và ...ải lập niên biểu,hệ thống lại các thế thứ của từng triều đại ra bảng phụ,giấy A0,A3,đóng thành tập theo dạng lịch treo tường treo trước lớp,hoặc phòng truyền thống,thư viên cho học sinh đọc được thường xuyên hơn trong các giờ ra chơi hoạt các buổi ngoại khóa ở trường.Từ đó giúp việc học lịch sử được thường xuyên,biết nhiều hơn,nhớ lâu hơn. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Đối với chuyên đề “lập niên biểu về các thế thứ trong các triều đại phong kiến Việt Nam” đối tượng nghiên cứu chỉ xoay quanh những nội dung kiến thức trong chương trình cấp THCS mà chủ yếu tập trung vào 2 khối lớp 7,8. B. NỘI DUNG: I.Thực trạng dạy và học lịch sử ở trường THCS: Từ thực tế giảng dạy của bản thân từ nhiều năm học qua và thực tế giảng dạy của bộ môn lịch sử ở trường THCS hiện nay nhìn chung người dạy chỉ chú trọng cung cấp nội kiến thức theo từng nội dung bài học trong SGK mà chưa chú ý đến việc giúp học sinh hệ thống các sự kiện,hay giai đoạn lịch sử gắn liền với chương trình dạy học bộ môn của từng giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc.Từ học sinh không biết hoặc không hệ thống được các giai đoạn lịch sử,dẫn đến nhớ sự kiên,nhân vật lịch sử một cách què quặt,chấp vá.Hay nói cách ví vỏm hơn là nhớ sự kiện theo kiểu: “Lấy râu ông này cắm càm bà kia”. Để giúp người học từng bước khắc phục những hạn chế đó theo tôi khi dạy lịch sử nói chung và lịch sử dân tộc nói riêng thì người dạy cần giúp học sinh biết thống kê sự kiện theo trình tự thời gian một chương,một phần,một giai đoạn và thường xuyên tổ chức tạo điều kiện cho người học được đọc,tìm hiểu thường xuyên trong các giờ ra chơi,hay ngoại khóa ở trường.Hoạt động này theo tôi là rất phù hợp với các trường THCS trong huyện.Vì địa bàn huyện ta không có nhiều các di tích lịch sử nổi tiếng và điều kiện kinh phí để tổ chức các buổi ngoại khóa thật sự.Chính vì vậy mà giáo viên dạy lịch sử cần tổ chức cho học sinh có điều kiện học lịch sử tại trường theo cách thống kê,lập niên biểu,đóng theo tập,treo ở lớp,thư viện. II.GIẢI PHÁP: Là g...ô Quyền quê ở Đường Lâm(nay là Ba Vì-Hà Tây),cha là Ngô Mân làm chức Châu mục ở Đường Lâm.Ngô quyền là người khôi ngô,trí dũng được Dương Đình Nghệ gả con gái và cho làm Thứ sử Aí Châu(Thanh Hóa ).Ông là người lãnh đạo nhân dân ta đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (938) 1.2 Dương Tam Kha Năm 944-950 Ông con của Dương Đình Nghệ,là anh vợ của Ngô Quyền.Khi Ngô Quyền Mất,Dương Tam Kha Đã cướp ngôi của Ngô Xương Ngập(con trai trưởng của Ngô Quyền) và tự xưng là Bình Vương.Sau bị Ngô Xương Văn lật đổ 1.3 Ngô Xương Văn (Nam Tấn Vương) Ngô Xương Ngập (Thiên Sách Vương) Đều xưng Vương từ (951-965) Cả hai đều là con ruột của Ngô Quyền,Ngô Xương Ngập là anh.Nhưng người giành lại ngôi Vương từ Dương Tam Kha lại là Ngô Xương Văn.Đất nước có hai vua mâu thuẫn nội bộ suy yếu dẫn tới loạn 12 sứ quân.Nhà Đinh ra đời. 2.TRIỀU ĐẠI NHÀ ĐINH (968-980) Sơ lược về hoàn cảnh ra đời: Năm Mậu Thìn(968),Sau khi tiêu diệt hết các sứ quân,Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế (Đinh Tiên Hoàng),định đô ở Hoa Lư (Ninh Bình),đặt tên nước là Đại Cồ Việt,đặt niên hiệu là Thái Bình,cùng năm đó quần thần của Đinh Tiên Hoàng xin dâng tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng Đế. TT TÊN VUA NĂM LÊN NGÔI VÀ MẤT VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ 2.1 Đinh Bộ Lĩnh(Đinh Tiên Hoàng) Lên ngôi (968-979) Thời Hâu Ngô Vương suy yếu ,loạn 12 sứ quân.Đinh Bộ Lĩnh là người có công dẹp loạn 12 sứ quân,ông lên ngôi Hoàng Đế.Năm 979 Đinh Tiên Hoàng và con trai trưởng là Nam Việt Vương (Đinh Liễn) bị sát hại. 2.2 Đinh Toàn(Đinh Phế Đế) được 6 tuổi Lên ngôi (979-980) Đinh Toàn (Đinh Phế Đế) còn quá nhỏ tình hình đối nội cũng như đối ngoại phức tạp.Năm 980 quần thần trong triều nhà Đinh đồng lòng tôn Lê Hoàn lên ngôi vua lập ra triều nhà Tiền Lê. 3.TRIỀU ĐẠI NHÀ TIỀN LÊ (980-1009) Hoàn cảnh ra đời: Tháng 07 năm 980 nhà tống xâm lược nước ta,Đinh Toàn còn nhỏ trước tình cảnh cấp bách các quan lại trong triều nhà Đinh đã đồng lòng tôn Lê Hoàn(lúc bấy giờ là Thập Đạo Tướng Quân) lên làm vua lập ra triều đại nhà Tiền
File đính kèm:
chuyen_de_cac_the_thu_trong_cac_trieu_dai_phong_kien_viet_na.doc