Chuyên đề dạy giải toán có lời văn ở Lớp 4

Trong chương trình môn toán tiểu học, giải toán có lời văn giữ một vị trí rất quan trọng. Thông qua việc giải toán, HS thấy được nhiều khái niệm trong toán học như các số, các phép tính, các đại lượng, các yếu tố hình học, . . . đều có nguồn gốc trong cuộc sống hiện thực, trong thực tiễn hoạt động của con người, thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các sự kiện, giữa cái đã cho và cái phải tìm. Qua việc giải toán sẽ rèn luyện cho HS năng lực tư duy và những đức tính của con người mới, có ý thức vượt khó khăn, đức tính cẩn thận, làm việc có kế hoạch, có thói quen xét đoán có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả công việc mình làm và độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo, giúp HS vận dụng các kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính toán, kỹ năng ngôn ngữ. Đồng thời qua việc giải toán của HS mà GV có thể dễ dàng phát hiện những ưu điểm, thiếu sót của HS về kiến thức, kỹ năng, tư duy để giúp HS phát huy những mặt được và khắc phục những mặt thiếu sót.
doc 5 trang Bảo Đạt 21/12/2023 3360
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề dạy giải toán có lời văn ở Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề dạy giải toán có lời văn ở Lớp 4

Chuyên đề dạy giải toán có lời văn ở Lớp 4
u điểm, thiếu sót của HS về kiến thức, kỹ năng, tư duy để giúp HS phát huy những mặt được và khắc phục những mặt thiếu sót.
B. THỰC TRẠNG VỀ DẠY GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 4:
Về giáo viên:
Trong thực tế hiện nay một số GV chưa nắm chắc qui trình dạy giải toán có lời văn nên khi hướng dẫn HS thường lúng túng, xác định các dạng bài và vận dụng cách giải chưa linh hoạt. Vì vậy, một số GV rất ngại khi hướng dẫn HS giải các bài toán có lời văn. - Thiếu trang thiết bị dạy học.
2. Về học sinh: 
- Trình độ nhận thức của HS không đồng đều: một số HS còn chậm, nhút nhát, kỹ năng tóm tắt bài toán còn hạn chế, chưa có thói quen đọc và tìm hiểu đề bài, dẫn tới thường nhầm lẫn giữa các dạng toán, lựa chọn phép tính còn sai, chưa bám sát vào yêu cầu bài toán để tìm lời giải thích hợp với các phép tính.
- Một số em tiếp thu bài một cách thụ động, ghi nhớ bài máy móc nên chóng quên các dạng bài.
- Qua khảo sát tình hình học tập đầu năm cho thấy chất lượng giải toán có lời văn rất thấp.
 Từ thực...ến phức tạp (Chủ yếu ở các tiết luyện tập). Trong quá trình HS luyện tập, GV có thể phối hợp các phương pháp như: gợi mở - vấn đáp và cả giảng giải - minh hoạ.
3. Phương pháp gợi mở - vấn đáp:
Đây là phương pháp rất cần thiết và thích hợp với HS Tiểu học, rèn cho HS cách suy nghĩ, cách diễn đạt bằng lời, tạo niềm tin và khả năng học tập của từng HS.
4. Phương pháp giảng giải - minh hoạ:
GV hạn chế dùng phương pháp này. Khi cần giảng giải - minh họa thì GV nói gọn, rõ và kết hợp với gợi mở - vấn đáp. GV nên phối hợp giảng giải với hoạt động thực hành của HS. (Ví dụ: Bằng hình vẽ, mô hình, vật thật...) để HS phối hợp nghe, nhìn và làm.
5. Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng:
 GV sử dụng sơ đồ đoạn thẳng để biểu diễn các đại lượng đã cho ở trong bài và mối liên hệ phụ thuộc giữa các đại lượng đó. GV phải chọn độ dài các đoạn thẳng một cách thích hợp để HS dễ dàng thấy được mối liên hệ phụ thuộc giữa các đại lượng tạo ra hình ảnh cụ thể để giúp học sinh suy nghĩ tìm tòi giải toán.
 IV/ QUY TRÌNH THỰC HIỆN: 
- Giải toán đối với học sinh là một hoạt động trí tuệ khó khăn, phức tạp. Việc hình thành kỹ năng giải toán hơn nhiều so với kĩ năng tính vì bài toán giải là sự kết hợp đa dạng hoá nhiều khái niệm quan hệ toán học, ....chính vì đặc trưng đó mà giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh có được thao tác chung trong quá trình giải toán sau: 
*Bước 1: Đọc kỹ đề toán.
 Trước hết cần đọc kĩ đề toán, tập trung suy nghĩ về ý nghĩa bài toán, nội dung bài toán, đặc biệt chú ý đến câu hỏi của bài toán (Gạch một gạch dưới cái đã cho, gạch hai gạch dưới cái phải tìm). Từ đó rèn cho HS thói quen chưa hiểu đề bài thì chưa tìm cách giải. 
 *Bước 2: Phân tích – tóm tắt đề toán:
Đây là bước thiết lập mối quan hệ giữa các yêu cầu đã cho và cho học sinh diễn đạt nội dung bài toán bằng ngôn ngữ, kí hiệu ngắn gọn, có thể tóm tắt đề toán bằng chữ hoặc minh họa bằng sơ đồ, đoạn thẳng, hình vẽ.
Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? (tức là yêu cầu gì?). Đây chính là trình bày lại một cách ngắn...bài toán theo các câu hỏi sau:
 - Nhìn vào sơ đồ em thấy : Giá trị của số bé gồm mấy phần? Giá trị của số lớn gồm mấy phần như thế?
 - Tổng của 2 số là bao nhiêu?
 - Muốn tìm giá trị một phần em làm thế nào?
 - Khi tìm được giá trị 1 phần, tiếp theo ta cần đi tìm những gì?
 Bước 4: Giải bài toán 
 Bài giải
 Tổng số phần bằng nhau là: 2 + 7 = 9 ( Phần )
 Giá trị một phần là: 333 : 9 = 37 
 Số bé là: 37 x 2 = 74
 Số lớn là: 37 x 7 = 259
 Đáp số: Số bé: 37
 Số lớn: 259
*Hỏi còn cách giải nào khác? 
+ Số bé = 333 : 9 x 2 = 74
+ Số lớn = 333 – 74 = 259
*Thử lại: Là quá trình kiểm tra việc thực hiện phép tính độ chính xác của quá trình lập luận: 74 + 259 = 333 (Tổng của hai số. Đúng theo dữ liệu đầu bài )
 Phường 8, ngày 25 tháng 9 năm 2017

File đính kèm:

  • docchuyen_de_day_giai_toan_co_loi_van_o_lop_4.doc