Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học
Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là hoạt động sinh hoạt chuyên môn mà ở đó giáo viên tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến việc học sinh học như thế nào, gặp khó khăn gì, kết qủa học tập cải thiện như thế nào, các em có hứng thú tham gia và quá trình học tập và giáo viên cần điều chỉnh về hình thức tổ chức, tương tác các đối tượng trong dạy học như thế nào để đạt mục tiêu. SHCM dựa trên NCBH là tạo cơ hội cho mỗi cá nhân nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm, phát huy khả năng sáng tạo trong dạy học thông qua hoạt động dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ dạy minh họa; rèn luyện một số kỹ năng cho giáo viên; mối quan hệ gần gũi, tạo môi trường thân thiện, dân chủ trong các mối quan hệ giữa các đối tượng, CBQL, GV, NV và học sinh. Làm cho quá trình dạy học tạo cơ hội để tất cả học sinh được thực sự tham gia vào quá trình học tập, biết tự học, tự làm việc với tài liệu, giúp các em tự tin, phát huy sáng tạo, rèn luyện phẩm chất và năng lực của bản thân.
Tuy việc triển khai SHCM dựa trên NCBH đã một thời gian nhưng một số buổi sinh hoạt vẫn thiên về sinh hoạt chuyên môn theo kiểu cũ, nặng hành chính và đánh giá, nhận xét, xếp loại một giờ dạy.
Với tinh thần “Tập trung đổi mới sinh hoạt chuyên môn của tổ/nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học” như chỉ đạo của Bộ GDĐT tại văn bản 4612/BGDĐT-GDTrH, ngày 03 tháng 10 năm 2017 về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018. Qua thực tế triển khai tại cơ sở tôi xin nêu một số ý kiến sau:
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học

tài liệu, giúp các em tự tin, phát huy sáng tạo, rèn luyện phẩm chất và năng lực của bản thân. Tuy việc triển khai SHCM dựa trên NCBH đã một thời gian nhưng một số buổi sinh hoạt vẫn thiên về sinh hoạt chuyên môn theo kiểu cũ, nặng hành chính và đánh giá, nhận xét, xếp loại một giờ dạy. Với tinh thần “Tập trung đổi mới sinh hoạt chuyên môn của tổ/nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học” như chỉ đạo của Bộ GDĐT tại văn bản 4612/BGDĐT-GDTrH, ngày 03 tháng 10 năm 2017 về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018. Qua thực tế triển khai tại cơ sở tôi xin nêu một số ý kiến sau: 1. Tiếp cận yêu cầu mới về sinh hoạt chuyên môn. Ngoài việc triển khai một số chuyên đề khác thì sinh hoạt chuyên môn truyền thống xưa nay thường theo một quy trình, nhà trường lên kế hoạch cho các tổ chuyên môn, tổ chuyên môn phân cho giáo viên bài dạy hoặc cho giáo viên chọn bài, giáo viên... tổ/khối chuyên môn bố trí của trường, hoặc trường khác trong cụm (SHCM liên trường). Ngoài việc giáo viên tự nguyện dạy, việc bố trí giáo viên dạy minh họa thì nên chọn giáo viên có năng lực thực hiện trước, cố gắng để tất cả giáo viên được dạy ít nhất là một lần/năm. -Chuẩn bị bài dạy minh họa: Theo kinh nghiệm thì trước hết hết giáo viên dạy cần thiết kế kế hoạch dạy học trước sau đó tất cả các thành viên BGH, các tổ viên cùng trao đổi thảo luận đi đến thống nhất một phương án để dạy. Như vậy, người dạy cơ bản thực hiện phương án thiết kế chung của tập thể (trừ ứng xử tình huống nẩy sinh). Bài dạy cần phù hợp chủ đề chuyên môn cần trao đổi, chia sẻ, vấn đề có vướng mắc cần làm sáng tỏ, hoặc là vấn đề mới đang được áp dụng, ví dụ như đưa thành tố tích cực của mô hình trường học mới vào lớp học hiện hành; dạy học theo định hướng phát triển năng lực; sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực; sử dụng PPDH bàn tay nặn bột; dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo CGD; dạy học mĩ thuật theo tài liệu định hướng phát triển năng lực - Hoạt động tại lớp học: + Dạy minh họa Giáo viên tiến hành dạy học theo thiết kế đã được tập thể xây dựng. Đảm bảo học sinh hoàn toàn không được hướng dẫn trước về nội dung kiến thức bài học ngoài đồ dùng học tập cần chuẩn bị. + Lớp học Lớp học đảm bảo đủ không gian, chỗ ngồi thuận lợi cho các hoạt động học tập và cho người dự giờ thuận lợi, dễ quan sát tất cả hoạt động học sinh, giáo viên trong tiết học. + Người dự giờ Các thành viên tham gia dự giờ đảm bảo nghiêm túc, không làm bất cứ việc gì ảnh hưởng đến hoạt động học tập của học sinh, giảng dạy của giáo viên. Luôn tỏ thái độ gần gũi, thân thiện với lớp học. Tập trung cao độ cho việc quan sát mọi hoạt động như: kết quả, sản phẩm học tập, sắc thái, biểu cảm, ngôn ngữ, âm lượng, tương tác, đánh giá của học sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo viên trong tiến trình học tập. Người dự giờ có thể ch...Sau khi dự giờ dạy minh họa tổ chức thảo luận, trao đổi, chia sẻ về hoạt động của trò-thầy trong tiết học. Có 2 thành phần chủ chốt, đó là: Người điều hành/chủ trì phần thảo luận là đại diện BGH, hoặc TTCM, hoặc giáo viên và người tham gia thảo luận là số CBQL, giáo viên còn lại có tham gia dự giờ. - Người chủ trì/điều hành: là người có khả năng dẫn dắt, có năng lực tổ chức, chuyên môn, linh hoạt và luôn biết xử lý tình huống phù hợp để hướng dẫn, dẫn dắt buổi thảo luận đi đúng chủ đề. Ngoài ra cần tạo bầu không khí thân thiện, tích cực để thảo luận có hiệu quả và tạo được mối quan hệ tốt trong tập thể tham gia thảo luận. - Người tham gia thảo luận: cần trao đổi cởi mở, thân thiện, chân tình, có minh chứng cụ thể. Bắt đầu từ việc quan sát được gì ở học sinh (học sinh tham gia học như thế nào, học được cái gì, khó khăn, thuận lợi, tương tác, thời điểm diễn ra các sự kiện , đến hoạt động của giáo viên trong quá trình tổ chức lớp học (hướng dẫn, đặt câu hỏi, đánh giá kết quả, tương tác, xử lý tình huống, biểu cảm, âm lượng lời nói, tác phong sư phạm). Các thành viên cần biết lắng nghe tích cực, không nói lại các nội dung vấn đề đã được người khác nêu ra trước đó (có thể là khẳng định lại chứ không trình bày lại). - Chia sẻ, trao đổi sau tiết dạy + Người chủ trì: nêu mục đích của buổi thảo luận + Người dạy minh họa: nêu mục tiêu cần đạt của bài dạy, một số nội dung liên quan như PPDH, chuẩn KTKN, sử dụng các đồ dùng TBDH, điểm hài lòng và chưa hài lòng sau khi hoàn thành tiết dạy và mức độ đạt mục tiêu. + Ý kiến trao đổi của các thành viên tham dự: Các thành viên tham gia dự dự lần lượt trao đổi về những điều mình quan sát được (tốt nhất có Clip để làm minh chứng) chi tiết nội dung có vấn đề từ học sinh hoặc nhóm học sinh, phân tích nguyên nhân vấn đề đó và có thể đưa ra giải pháp khắc phục. Các vấn đề trao đổi có thể tập trung vào những trọng tâm như, của học sinh: hoạt động tham gia học tập (cụ thể), biểu cảm/thái độ, sản phẩm, tương tác, hỗ trợ lẫn nhau, liên h
File đính kèm:
chuyen_de_nang_cao_hieu_qua_sinh_hoat_chuyen_mon_dua_tren_ng.doc