Chuyên đề phương pháp dạy học Toán Lớp 1
* Dạy học môn Toán ở lớp 1 nhằm giúp HS:
1. Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về phép đếm; về các số tự nhiên trong phạm vi 100, phép cộng và trừ không nhớ trong phạm vi 100; về độ dài và đo độ dài trong phạm vi 20 cm; về tuần lễ và ngày trong tuần; về đọc giờ đúng trên mặt đồng hồ; về một số hình học (điểm, đoạn thẳng, hình vuông, hình tam giác,hình tròn); về toán có lời văn,…
2. Hình thành và rèn luyện kỹ năng thực hành: đọc, viết, đếm các số trong phạm vi 100; cộng và trừ không nhớ trong phạm vi 100; đo và ước lượng độ dài đoạn thẳng (với các số đo là số tự nhiên trong phạm vi 20 cm); nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình tròn điểm, đoạn thẳng; vẽ đoạn thẳng có độ dài đến 10 cm; giải một số dạng toán đơn về cộng, trừ; bước đầu biểt diễn đạt bằng lời, bằng kí hiệu một số nội dung đơn giản của bài học và bài thực hành; tập dợt so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa trong phạm vi của những nội dung có nhiều quan hệ với đời sống thực tế của HS.
3. Chăm chỉ, tự tin, cẩn thận, ham hiểu biết và hứng thú trong học toán.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề phương pháp dạy học Toán Lớp 1

hoa học, chủ động, sáng tạo. - Thực hiện chuyên đề này dựa trên một số tài liệu: Một số chuyên đề về đổi mới quản lí Giáo dục tiểu học vì sự phát triển bền vững; SGK Toán 1; SGV; Thế giới trong ta (T.9 – 2002); Tài liệu chuẩn kiến thức và kỹ năng môn Toán 1 NỘI DUNG I. MỤC TIÊU DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở LỚP 1: * Dạy học môn Toán ở lớp 1 nhằm giúp HS: 1. Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về phép đếm; về các số tự nhiên trong phạm vi 100, phép cộng và trừ không nhớ trong phạm vi 100; về độ dài và đo độ dài trong phạm vi 20 cm; về tuần lễ và ngày trong tuần; về đọc giờ đúng trên mặt đồng hồ; về một số hình học (điểm, đoạn thẳng, hình vuông, hình tam giác,hình tròn); về toán có lời văn, 2. Hình thành và rèn luyện kỹ năng thực hành: đọc, viết, đếm các số trong phạm vi 100; cộng và trừ không nhớ trong phạm vi 100; đo và ước lượng độ dài đoạn thẳng (với các số đo là số tự nhiên trong phạm vi 20 cm); nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình tròn điểm, đoạn thẳng; vẽ đ... làm kiểu nào cũng được. ** Trong các bài tập về so sánh số hoặc biểu thức, ta hạn chế việc sử dụng ô trống; nếu HS làm bảng con hoặc vở ô li thì không cần phải viết lại dấu; chỉ cần thay chỗ dấu đó bằng dấu thích hợp (>, <, hoặc = ) là được. - Về kiến thức và kĩ năng, GV cần giúp HS nhận biết: + Các số đến 10 và thực hiện được phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10; bảng cộng và trừ trong phạm vi 10. + Các số đến 100 và thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100. + Đại lượng độ dài và đơn vị đo xăng ti met (cm); thời gian và đơn vị đo thời gian: tuần lễ, ngày trong tuần, đọc giờ đúng trên đồng hồ. + Hình vuông, hình tam giác, hình tròn, điểm, điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình, đoạn thẳng. + Giải được bài toán có văn bằng một phép tính cộng hoặc một phép tính trừ.. III. KẾ HOẠCH DẠY HỌC: - Môn Toán 1: 4 tiết x 35 tuần = 140 tiết Mỗi tiết từ 35 đến 40 phút. - Với các tiết học trên lớp, căn cứ vào trình độ HS, GV cho HS làm bài tập từ dễ đến khó, không bắt buộc HS phải làm hết ( Căn cứ vào CV 896/BGD ĐT – GDTH ngày 13/02/2006 và Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Toán lớp 1). IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN 1: Một số quan điểm: - Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Toán 1 rất phong phú, đa dạng như: Làm việc cá nhân, hoạt động nhóm, lớp, tổ chức trò chơi học tập, sử dụng đồ dùng trực quan, động viên khen thưởng, - Cần căn cứ vào nội dung kiến thức từng bài, căn cứ vào điều kiện cụ thể của HS lớp mình mà sử dụng linh hoạt các phương pháp và biện pháp dạy học một cách hợp lí, trên cơ sở kiến thức ở bài trước để củng cố kiến thức và hình thành kĩ năng ở bài sau B. Phương pháp dạy các bài cụ thể ở lớp 1: 1. Phương pháp dạy học bài mới: a. Giúp HS tự phát hiện và giải quyết vấn đề: Phần bài học thường nêu cùng 1 tình huống có vấn đề chẳng hạn: có một số (1,2) con ong bay khỏi chỗ đậu của 3 con ong, GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ, tranh ảnh để HS tự nêu ra vấn đề cần giải quyết ( chẳng hạn: có 3 con on... cộng trong phạm vi 8”, nếu làm các dạng bài tập 7 + 1 = ; 6 + 2 = . Thì HS dễ dàng nhớ lại và sử dụng các công thức đã học nhưng với dạng bài phải so sánh hai biểu thức số như: 7 + 1 2 + 6 thì HS phải nhận ra: 7 + 1 và 2 + 6 đã gặp trong các công thức đã học: 7 + 1 = 8; 6 + 2 = 8, do đó phải điền dấu = vào chỗ chấm: 7 + 1 = 2 + 6. b. Giúp HS thực hành, luyện tập theo khả năng của HS: c. Tạo sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng HS: - Khi cần, có thể cho HS trao đổi ý kiến trong nhóm nhỏ hoặc trong toàn lớp về cách giải một bài tập. Nên khuyến khích HS bình luận cách giải của bạn d. Khuyến khích HS tự nói ra hạn chế của mình, của bạn sau khi tự kiểm tra, tự đánh giá đ. Tập cho HS thói quen không thỏa mãn với bài làm của mình, với cách giải đã có. 3. Vấn đề soạn bài của GV: - Bài soạn của GV cần ngắn gọn, đủ các hoạt động dạy học cụ thể; chú ý thực hiện theo “ Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Toán” và phân hóa đối tượng HS. - Mỗi bài soạn cần có: + Mục tiêu + Đồ dùng dạy học + Các hoạt động dạy học chủ yếu. V. QUY TRÌNH GIẢNG DẠY: 1. Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên kiểm tra kiến thức trọng tâm của tiết học trước hoặc kiến thức có liên quan đến bài mới. 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. b. Hoạt động 2: - Hướng dẫn học sinh cách giải bài toán theo các bước. - Rút ra kết luận cách giải. c. Hoạt động 3: Luyện tập. - HS làm bài tập GV hướng dẫn và sửa chữa. 3. Củng cố: - Giáo viên khắc sâu kiến thức. 4. Nhận xét, dặn dò: - Dặn học sinh sửa lại bài sai ( hoặc chuẩn bị cho tiết sau ) - Nhận xét tiết học.
File đính kèm:
chuyen_de_phuong_phap_day_hoc_toan_lop_1.doc