Đề cương học kì II môn Sinh học 8
I) Bài: Bài tiết và cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu.
1. Bài tiết:
Là một hoạt động của cơ thể để loại các chất cặn bã và các chất độc hại khác để duy trì tính ổn định của môi trường trong. Hoạt động này do phổi, thận, da đảm nhiệm. Trong đó phổi đóng vai trò quan trọng trong việc bài tiết khí cacbonic, thận đóng vai trò quan trọng trong việc bài tiết các chất thải khác qua nước tiểu.
2. Hệ bài tiết nước tiểu gồm:
- Thận. ống dẩn nước tiểu, bóng đái và ống đái. Trong đó cơ quan quan trọng nhất là thận.
- Thận đước cấu tạo từ các đơn vị chức năng của thận, mỗi quả thận có khoảng một triệu đơn vị chức năng, mỗi đơn vị chức năng của thận gồm: Cầu thận, nang cầu thận, ống thận.
II. Bài: Trụ não, tiểu não, não trung gian.
1. Trụ não: Có 3 phần: não giữa, cầu não và hành não.
- Cấu tạo: Gồm chất trắng ở bên ngoài và chất xám ở bên trong.
- Chức năng:
+ Các nhân xám:
Điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan, đặc biệt là hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa.
+ Chất trắng:
Làm nhiệm vụ dẫn truyền, bao gồm các đường dẫn truyền lên( cảm giác), dẫn truyền xuống( vận động).
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương học kì II môn Sinh học 8

hoàn, hô hấp, tiêu hóa. + Chất trắng: Làm nhiệm vụ dẫn truyền, bao gồm các đường dẫn truyền lên( cảm giác), dẫn truyền xuống( vận động). 2. Não trung gian: - Vị trí: Nằm giữa trụ não và đaị não. - Cấu tạo: Gồm đồi thị và vùng dưới đồi. - Chức năng: Các nhân xám điều khiến các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt. 3. Tiểu não: - Cấu tạo: Gồm chất xám và chất trắng, chất xám ở ngoài và chất trắng ở trong - Chức năng: Điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể. * Giải thích: Vì sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi? Trả lời: - Bởi vì: Rượu đã ngăn cản, ức chế sự dẩn truyền qua xinap giữa các tế bào có liên quan đến tiểu não -> làm cho sự phối hợp các hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể bị ảnh hưởng. III. Bài Cơ quan phân tích thị giác: 1. Cấu tạo của cơ quan phân tích thị giác gồm: Màng lưới trong cầu mắt, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy chẩm của vỏ não. ...tụy tiết insulin ->để biến đổi glucôzơ thành glicôgen dự trữ trong gan và cơ. + Khi lượng đường trong máu giảm sẽ kích thích tế bào anpha của đảo tụy tiết glucagôn ->gây nên sự chuyển hóa glicôgen thành glucôzơ. Nhờ đó mà lượng đường trong máu ổn định. 2. Tuyến trên thận: * Vị trí Nằm trên thận. * Cấu tạo: Gồm phần vỏ tuyến và phần tủy tuyến * Chức năng: Phần vỏ tuyến tiết ra các hoocmôn có tác dụng điều hòa đường huyết, điều hòa các muối natri, kali trong máu và làm thay đổi đặc tính sinh dục nam. Phần tủy tuyến tiết ađrenalin và norađrênalin có tác dụng điều hòa hoạt động tim mạch và hô hấp, góp phần cùng glucagôn điều chỉnh lượng đượng trong máu. VI: Tuyến sinh dục: Tuyến sinh dục bao gồm tinh hoàn ở nam và buồng trứng ở nữ. Tinh hoàn và buồng trứng, ngoài sản sinh ra các tế bào sinh dục còn tiết ra các hoocmôn sinh dục có tác dụng đối với sự xuất hiện những đặc điểm giới tính nam và nữ. 1. Tinh hoàn và hoocmôn sinh dục nam: * Tinh hoàn: + Sinh sản ra tinh trùng + Tiết ra hoocmôn sinh dục nam testôstêrôn. * Hoocmôn sinh dục nam: Gây ra những biến đổi cơ thể dậy thì của nam. 2. Buồng trứng và hoocmôn sinh dục nữ: * Buồng trứng: + Sinh ra trứng + Tiết ra hoocmôn sinh dục nữ Ơstrôgen. * Hoocmôn sinh dục nữ: Gây ra những biến đổi cơ thể dậy thì của nam.
File đính kèm:
de_cuong_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_8.doc