Đề cương học kì II môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2018-2019
Bài 41: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
Môi trường sống của sinh vật
- - Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển, sinh sản của sinh vật.
- Có 4 loại môi trường: Môi trường nước, môi trường trong đất, môi trường trên mặt đất - không khí và môi trường sinh vật.
Các nhân tố sinh thái của môi trường
- Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.
- - Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm: Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh.
- Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm nhân tố sinh thái con người và nhân tố sinh thái các sinh vật khác.
Giới hạn sinh thái
- - Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
- Ví dụ: Cá rô phi sống ở nhiệt độ từ 5 – 420C, phát triển mạnh nhất ở 300C, vượt qua khỏi giới hạn trên cá sẽ chết.
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương học kì II môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương học kì II môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2018-2019

U GIỮA CÁC SINH VẬT Quan hệ cùng loài, ý nghĩa? * Các sinh vật cùng loài sống gần nhau liên hệ với nhau hình thành nên nhóm cá thể. Trong một nhóm cá thể có những mối quan hệ. - Hỗ trợ: Sinh vật được bảo vệ tốt hơn , kiếm được nhiều thức ăn. - Cạnh tranh: Khi gặp điều kiện bất lợi các cá thể cùng loài các cá thể cùng loài cạnh tranh lẫn nhau, ngăn ngừa gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt nguồn thức ăn, một số cá thể có thể tách ra khỏi nhóm để sống riêng. *Ý nghĩa: giúp sinh vật thích nghi được với môi trường sống. Quan hệ khác loài, ý nghĩa? *Ý nghĩa: giúp sinh vật thích nghi được với môi trường sống. Các ví dụ về mối quan hệ khác loài: - Quan hệ kí sinh, nữa kí sinh. + Dây tơ hồng quấn trên bụi cây. + Giun đũa sống trong ruột người. - Quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác. + Cây nắp ấm bắt côn trùng. + Nhện chăng lưới bắt sâu bọ. - Quan hệ cạnh tranh. + Hươu và nai cùng ăn cỏ trong một cánh rừng. + Dê và hươu tranh nguồn thức ăn cỏ. - Quan hệ hội sinh. + V...nh sách kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia. Để có sự phát triển bền vững, mỗi quốc gia cần phải phát triển dân số hợp lí. Không để dân số tăng quá nhanh dẫn tới thiếu nơi ở, nguồn thức ăn, nước uống, ô nhiễm môi trường, tàn phá rừng và các tài nguyên khác. Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện Pháp lệnh dân số nhằm mục đích đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Số con sinh ra phải phù hợp với khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc của mỗi gia đình và hài hoà với sự phát triển kinh tế- xã hội, tài nguyên, môi trường của đất nước. BÀI 50: HỆ SINH THÁI Thế nào là một hệ sinh thái Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh). Trong hệ sinh thái các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. * Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau: + Các thành phần vô sinh: đất, nước, thảm mục. . . + Sinh vật sản xuất là thực vật + Sinh vật tiêu thụ gồm: động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt. + Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm. Chuỗi thức ăn, lưới thức ăn * Chuỗi thức ăn: là một dãy các loài sinh vật có quan hệ về dinh dưỡng. Trong đó mỗi loài sinh vật là một mắt xích, nó vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía sau vừa là sinh vật bị mắt xích phía trước tiêu thụ. * Lưới thức ăn: Trong tự nhiên một loài sinh vật không phải chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà tham gia nhiều chuỗi thức ăn. Các chuỗi có mắt xích chung tạo thành lưới thức ăn. Một lưới thức ăn hoàn chỉnh bao gồm 3 thành phần chủ yếu là sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ( gồm sinh vật tiêu thụ bậc 1, bậc 2 và bậc 3) và sinh vật phân giải. Bài tập vận dụng dựa vào lưới thức ăn viết các chuỗi thức ăn có thể có trong lưới đã cho. Biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng nhiệt đới? - Nghiêm cấm chặt phá rừng bừa bãi. - Nghiêm cấm săn bắn động vật đặc biệt là loài quí. - Bảo vệ những loài thực vật và động vật có lượng ít.... tình trạng ô nhiễm môi trường. Vì sao phải sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên? Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận chúng ta cần phải sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lí, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại vừa bảo đảm duy trì nguồn tài nguyên cho thế hệ mai sau. Vì sao phải sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng? Cần sử dụng hợp lí và bảo vệ nguồn tài nguyên vì: rừng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất, nước và các tài nguyên sinh vật khác.
File đính kèm:
de_cuong_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2018_2019.doc