Đề cương hướng dẫn học sinh tự ôn tập tự học tại nhà môn Sinh học Lớp 8

BÀI 36: TIÊU CHUẨN ĂN UỐNG, NGUYÊN TẮC LẬP KHẨU PHẦN ĂN

1) Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em, người trưởng thành, người già khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó?

- Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em cao hơn người trưởng thành vì ngoài năng lượng tiêu hao do các hoạt động còn cần tích lũy cho cơ thể phát triển. Người già nhu cầu dinh dưỡng thấp vì sự vận động cơ thể ít.

2)Nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi cơ thể phụ thuộc vào những yếu tố nào?

- Phụ thuộc vào các yếu tố: 

+ Giới tính: nam, nữ

+ Lứa tuổi: 

+  Dạng hoạt động lao động: lao động nặng > lao động nhẹ

+  Trạng thái cơ thể: người kích thước lớn nhu cầu dinh dưỡng > người có kích thước nhỏ, người ốm cần nhiều chất dinh dưỡng hon người khỏe.

3) Giá trị dinh dưỡng của thức ăn biểu hiện như thế nào?

-  Giá trị dinh dưỡng của thức ăn biểu hiện thành phần các chất hữu cơ, các chất vô cơ và năng lượng chứa nó

docx 7 trang Hòa Minh 10/06/2023 7040
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương hướng dẫn học sinh tự ôn tập tự học tại nhà môn Sinh học Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương hướng dẫn học sinh tự ôn tập tự học tại nhà môn Sinh học Lớp 8

Đề cương hướng dẫn học sinh tự ôn tập tự học tại nhà môn Sinh học Lớp 8
- Thức ăn giàu protein: thịt, cá, đậu,...
- Thức ăn giàu lipit: mỡ động vật, dầu thực vật,...
- Thức ăn giàu gluxit: các hạt ngũ cố: khoai, sắn, mía,...
5) Khẩu phần ăn là gì? Khẩu phần ăn uống của người mới ốm khỏi có gì khác người bình thường?
- Khẩu phần là lượng thức ăn cần cung cấp cho cơ thể trong 1 ngày.
- Người mới ốm khỏi cần phải bổ sung thêm chất dinh dưỡng để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
 6) Nguyên tắc lập khẩu phần ăn là gì? Vì Sao Trong khẩu phần ăn uống nên tăng cường rau quả tươi?
+ Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp nhu cầu từng đối tượng.
+ Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.
+ Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ, cung cấp đủ muối khoáng và vitamin.
+ Trong rau xanh và hoa quả tươi có nhiều vitamin thiết yếu cho cơ thể.
BÀI 38: BÀI TIẾT VÀ CẤU TẠO HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
1) Bài tiết là gì? Vai trò của bài tiết đối với cơ thể sống?
- Bài tiết là quá trình không ngừng lọc và thải ra môi trường chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào ...: các chất độc và các chất không cần thiết khác (axit uric, creatin, các chất thuốc, các ion H+, K+ ). Kết quả là tạo nên nước tiểu chính thức. Quá trình này có sử dụng năng lượng ATP.
2) Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì?
- Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là lọc máu và loại bỏ các chất cặn bã, các chất độc,các chất thừa ra khỏi cơ thể để duy trì ổn định môi trường trong cơ thể.
3) Sự thải nước tiểu diễn ra như thế nào?
 Nước tiểu chính thức đổ vào bể thận, qua ống dẫn nước tiểu xuống tích trữ ở bóng đái, rồi được thải ra ngoài nhờ hoạt động của cơ vòng ống đái, cơ bóng đái và cơ bụng.
4) So sánh thành phần của nước tiểu đầu với thành phần của máu?
Nước tiểu đầu
Máu
- Không có các tế bào máu và các protein có kích thước lớn.
- Nồng độ các chất cặn bã cao hơn máu.
- Có các tế bào máu và protein có kích thước lớn.
- Nồng độ chất cặn bã thấp hơn nước tiểu đầu.
4) So sánh thành phần của nước tiểu đầu với nước tiểu chính thức?
Nước tiểu đầu
Nước tiểu chính thức
- Nồng độ các chất hòa tan loãng hơn
- Còn chứa nhiều chất dinh dưỡng
- Chứa ít chất cặn bã và các chất độc hơn.
- Nồng độ các chất hòa tan đậm đặc hơn.
- Gần như không còn các chất dinh dưỡng.
- Chứa nhiều các chất cặn bã và các chất độc.
BÀI 40: VỆ SINH HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
1) Trong các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, em đã có thói quen nào và chưa có thói quen nào?
   - Những thói quen em có: Đi tiểu đúng lúc, khẩu phần ăn uống hợp lí
   - Những thói quen em chưa có: Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu.
2) Thử đề ra kế hoạch hình thành thói quen sống khoa học nếu em chưa có.
 Kế hoạch hình thành thói quen sống khoa học
 - Ăn uống đủ bữa, không bỏ bữa.
 - Khẩu phần ăn uống hợp lí.
 - Uống đủ nước.
 - Vệ sinh thân thể hàng ngày.
 - Không nhịn đi vệ sinh quá lâu.
BÀI 41: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA DA
1) Da có cấu tạo như thế nào? Có nên trang điểm bằng cách lạm dụng kem phấn, nhỏ bỏ lông mày...sạch sẽ, tránh các bệnh ngoài da.
   - Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng giúp cơ thể tạo ra vitamin D chống còi xương.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_huong_dan_hoc_sinh_tu_on_tap_tu_hoc_tai_nha_mon_sin.docx