Đề cương môn Vật lý Lớp 6 - Chương II: Nhiệt học
CHỦ ĐỀ: SỰ NỞ VÌ NHIỆT
1. Sự nở vì nhiệt của chất rắn:
- Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau ( nhôm nở vì nhiệt nhiều hơn đồng, đồng nở vì nhiệt nhiều hơn sắt…)
2. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng:
- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau ( rượu nở vì nhiệt nhiều hơn dầu, dầu nở vì nhiệt nhiều hơn nước…)
- Sự nở vì nhiệt của nước rất đặc biệt. Khi nhiệt độ tăng từ 00C đến 40C thì nước co lại chứ không nở ra. Chỉ khi nhiệt độ tăng từ 40C trở lên thì nước mới nở ra.
3. Sự nở vì nhiệt của chất khí:
- Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
4. So sánh sự nở vì nhiệt của các chât:
Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. Thứ tự các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều: rắn, lỏng, khí.
5. Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt:
- Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn. Khi đặt đường ray xe lửa, ống dẫn khí hoặc nước …phải chú ý tới hiện tượng này.
- Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau được tán chặt vào nhau tạo thành một băng kép. Băng kép khi bị đốt hoặc làm lạnh thì cong lại, mặt có kim loại dãn nở nhiều hơn nằm ngoài. Tính chất này được ứng dụng vào việc đóng - ngắt tự động mạch điện.
- Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất. các nhiệt kế thường dùng là nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế…
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương môn Vật lý Lớp 6 - Chương II: Nhiệt học

o dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn. Khi đặt đường ray xe lửa, ống dẫn khí hoặc nước phải chú ý tới hiện tượng này. - Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau được tán chặt vào nhau tạo thành một băng kép. Băng kép khi bị đốt hoặc làm lạnh thì cong lại, mặt có kim loại dãn nở nhiều hơn nằm ngoài. Tính chất này được ứng dụng vào việc đóng - ngắt tự động mạch điện. - Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất. các nhiệt kế thường dùng là nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế 6. Nhiệt giai - Trong nhiệt giai xenxiút, nhiệt độ của nước đá đang tan là 00C, của hơi nước đang sôi là 1000C. - Trong nhiệt giai Farenhai, nhiệt độ của nước đá đang tan là 320F, của hơi nước đang sôi là 2120F. Lưu ý: * Để nhận biết các đại lượng nào sao đây thay đổi khi nhiệt độ thay đổi: - Khối lượng(m), trọng lượng (p) của một vật không phụ thuộc vào nhiệt độ, nghĩa là khi nhiệt độ của vật thay đổi thì các đại lượng này không thay đổi. - Thể...: Hiện tượng nào sao đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng? A. Khối lượng của chất lỏng tăng. B. Khối lượng của chất lỏng giảm. C. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng. D. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm. Câu 5: Các chất rắn, lỏng, khí đều dãn nở vì nhiệt. Chất nào dãn nở nhiều nhất? A. Rắn. B. Lỏng. C. Khí. D. Dãn nở như nhau. Câu 6: Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp, khi được nhúng vào nước nóng nó lại phồng lên như cũ? A. Vì nước nóng thấm vao quả bóng. B. Vì võ quả bóng gặp nóng nở ra. C. Vì không khí trong quả bóng dãn nở vì nhiệt. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 7: Tại sao khi đặt đường ray xe lửa, người ta không đặt các thanh ray sát nhau, mà phải đặt chúng cách nhau một khoảng ngắn? A. Để tiết kiệm thanh ray. B. Để tạo nên âm thanh đặc biệt. C. Để dễ uống cong đường ray. D. Để tránh sự dãn nở làm thay đổi hình dạng của ống. Câu 8: Tại sao đường ống dẫn hơi lại có những đoạn uống cong? A. Để dễ sửa chữa. B. Để ngăn bớt khí bẩn. C. Để giảm tốc độ lưu thông của hơi. D. Để tránh sự dãn nở làm thay đổi hình dạng của ống. Câu 9: Băng kép được cấu tạo bằng: A. Một thanh đồng và một thanh sắt. B. Một thanh đồng và một thanh nhôm. C. Một thanh nhôm và một thanh sắt. D. hai kim loại khác nhau. Câu 10: Nhiệt kế được cấu tạo dựa vào hiện tượng: A. Sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng. B. Sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn. C. Sự dãn nở vì nhiệt của chất khí. D. Sự dãn nở vì nhiệt của các chất. Câu 11: Hiện tượng ngưng tụ là hiện tượng: A. Chất lỏng biến thành khí. B. Chất khí biến thành chất lỏng. C. Chất rắn biến thành chất khí. D. Chất lỏng biến thành chất rắn. Câu 12: Các loài cây trên sa mạc thường có lá nhỏ, có lông dày hoặc có gai vì: A. Hạn chế bốc hơi nước. B. Để đỡ tốn dinh dưỡng nuôi lá. C. Vì thiếu nước. D. Vì khô cằn. Câu 13: Nhiệt kế được cấu tạo dựa vào hiện tượng: A. Sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng. B. Sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn. C. Sự dãn nở vì nhiệt của chất khí. D. Sự dãn nở vì nhiệt của các chất. ... B. Khối lượng riêng của vật tăng. C. Khối lượng của vật tăng. D. Khối lượng riêng của vật giảm. Câu 24: Nhiệt kế là thiết bị được sử dụng để: A. Đo khối lượng. B. Đo nhiệt độ. C. Đo thể tích. D. Đo chiều dài. Câu 25: Tại sao khi làm lạnh một vật rắn thì khối lượng riêng của vật tăng? A. Vì thể tích của vật tăng. B. Vì khối lượng của vật không thay đổi còn thể tích của vật thay đổi. C. Vì khối lượng của vật tăng. D. Vì khối lượng của vật không thay đổi còn thể tích của vật giảm. Câu 26: Các chất rắn, lỏng, khí đều dãn nở vì nhiệt. Chất nào dãn nở nhiều nhất? A. Rắn. B. Khí. C. Dãn nở như nhau. D. Lỏng. Câu 27: Để kinh khí cầu có thể bay lên cao được, người ta phải: A. Giảm nhiệt độ đốt không khí. B. Tăng nhiệt độ đốt không khí. C. Giữ nguyên nhiệt độ đốt không khí. D. Làm cho kinh khí cầu nặng hơn. Câu 28: Tại sao khi đặt đường ray xe lửa người ta phải để một khe hở chổ tiếp giáp giữa hai thanh ray? A. Vì khi nhiệt độ tăng, thanh ray có thể dài ra. B. Vì chiều dài của thanh ray không đủ. C. Vì không thể hàn hai thanh ray được. D. Vì để lắp các thanh ray được dề dàng hơn. Câu 29: Bánh xe đạp khi bơm căng, nếu để ngoài trưa nắng sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao? A. Nhiệt độ tăng làm cho ruột bánh xe nở ra. B. Nhiệt độ tăng làm cho ruột bánh xe co lại. C. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng nở ra. D. Vì nước nóng làm cho không khí trong quả bóng co lại. Câu 30.Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây ,cách sắp xếp nào là đúng ? A. Rắn, lỏng, khí. B. Rắn, khí, lỏng. C. Khí, lỏng, rắn. D. Khí, rắn, lỏng. Câu 31. Khi chất khí trong bình nóng lên thì đại lượng nào sau đây sẽ thay đổi? A. Khối lượng. B. Trọng lượng. C. Khối lượng riêng. D. Trọng lượng và khối lượng riêng . Câu 32. Nhiệt kế nào dưới đây có thể dùng để đo nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy? A. Nhiệt kế rượu. B. Nhiệt kế thủy ngân. C. Nhiệt kế y tế. D. Nhiệt kế y tế và nhiệt kế thủy ngân. Câu 33. Nước đựng trong bát bay hơi càng nhanh kh
File đính kèm:
de_cuong_mon_vat_ly_lop_6_chuong_ii_nhiet_hoc.doc