Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Lê Thị Giàu

1. Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954

a. Miền Bắc 

   - Ngày 10/10/1954, quân ta tiếp quản Hà Nội.

   - Ngày 1/1/1955, Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mắt nhân dân thủ đô. 

   - Ngày 16/ 5/1955, toán lính Pháp cuối cùng rời khỏi đảo Cát Bà - Hải Phòng 

            miền Bắc được hoàn toàn giải phóng.

b. Miền Nam : 

    - Tháng 5/1956, Pháp rút khỏi miền Nam khi chưa thực hiện tổng tuyển cử thống nhất 2 miền Nam - Bắc 

    - Sau hiệp định Giơnevơ, Mỹ thay Pháp, đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền ở miền Nam, âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự ở Đông Dương và Đông Nam Á. 

2. Phong trào “đồng khởi” (1959-1960)

* Nguyên nhân:

-  Trong những năm 1957- 1959, Cách mạng miền Nam gặp nhiều khó khăn: 

 + Tháng 5/ 1957, Ngô Đình Diệm ban hành đạo luật đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật,

 + Ra luật 10-59, công khai chém giết, lê máy chém khắp miền 

* Chủ trương của đảng: Tháng 1/1959, Đảng họp lần thứ 15 họp xác định: 

+ Con đường: sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mỹ- Diệm. 

+ Nhấn mạnh: ngoài con đường bạo lực, không còn con đường nào khác. 

+ Phương hướng cơ bản: đấu tranh chính trị là chủ yếu kết hợp với đấu tranh vũ trang.

* Diễn biến

 - Phong trào nổ ra từ chổ lẻ tẻ ở Vĩnh Thạnh(Bình Định), Bắc Ái (Ninh Thuận), Trà Bồng (Quảng Ngãi), sau đó lan khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là Đồng Khởi (Bến Tre)

 - Tại Bến Tre, ngày 17/1/1960, Phong trào nổ ra ở 3 xã: Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh(Mỏ Cày), rồi nhanh chóng lan ra các huyện khác

 - Kết quả: 

  + Quần chúng nổi dậy giải tán chính quyền địch, thành lập ủy ban nhân dân tự quản, tịch thu ruộng đất của địa chủ chia lại cho dân nghèo.

  + 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam ra đời.

 - Qui mô: Từ Bến Tre nhanh chóng lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung Trung Bộ.

 -Ý nghĩa

 + Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam

 + Làm lung lay tận gộc chính quyền  tay sai Ngô Đình Diệm 

 + Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng  miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng 9/1960

doc 9 trang Bảo Đạt 23/12/2023 2500
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Lê Thị Giàu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Lê Thị Giàu

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Lê Thị Giàu
m giết, lê máy chém khắp miền 
* Chủ trương của đảng: Tháng 1/1959, Đảng họp lần thứ 15 họp xác định: 
+ Con đường: sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mỹ- Diệm. 
+ Nhấn mạnh: ngoài con đường bạo lực, không còn con đường nào khác. 
+ Phương hướng cơ bản: đấu tranh chính trị là chủ yếu kết hợp với đấu tranh vũ trang.
* Diễn biến
 - Phong trào nổ ra từ chổ lẻ tẻ ở Vĩnh Thạnh(Bình Định), Bắc Ái (Ninh Thuận), Trà Bồng (Quảng Ngãi), sau đó lan khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là Đồng Khởi (Bến Tre)
 - Tại Bến Tre, ngày 17/1/1960, Phong trào nổ ra ở 3 xã: Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh(Mỏ Cày), rồi nhanh chóng lan ra các huyện khác
 - Kết quả: 
 + Quần chúng nổi dậy giải tán chính quyền địch, thành lập ủy ban nhân dân tự quản, tịch thu ruộng đất của địa chủ chia lại cho dân nghèo.
 + 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam ra đời.
 - Qui mô: Từ Bến Tre nhanh chóng lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung Trung Bộ.
 -Ý nghĩa
 + Gi...ến tranh đặc biệt của Mĩ 
 ● Sau Ấp Bắc, khắp miền Nam dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.
 + Trong Đông - Xuân(1964 -1965) 
 ● Thắng lợi ở Bình Giã (2/12/1964) làm phá sản cơ bản chiến tranh đặc biệt
 ● Thắng lợi ở An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài làm phá sản hoàn toàn chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ.
- Thắng lợi chính trị - bình định
+ Cuộc đấu tranh diễn ra gây go giữa lập và phá ấp chiến lược.
+ Ở đô thị: Phong trào đấu tranh của các tầng lớp tăng ni, phật tử, đội quân tóc dài.
BÀI 22: NHÂN DÂN HAI MIỀN TRỰC TIẾP ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ XÂM LƯỢC. NHÂN DÂN MIỀN BẮC VỪA CHIẾN ĐẤU VỪA SẢN XUẤT (1965-1973)​
1. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965-1968)
a. Phía Mĩ
- Hoàn cảnh: Sau thất bại của “chiến tranh đặc biệt” 
- Qui mô: ở miền Nam và miền Bắc
- Hình thức: xâm lược thực dân mới, 
- Lực lượng: quân Mĩ, quân đồng minh của Mĩ và quân tay sai. 
- Mục đích: nhằm chống lại lực lượng cách mạng và nhân dân ta.
-Thủ đoạn: 
+ Dựa vào sức mạnh quân sự, quân đông, vũ khí hiện đại, Mĩ mở ngay cuộc hành quân “tìm diệt” vào căn cứ Vạn Tường (Quãng Ngãi). 
+ Tiếp đó, mở 2 cuộc phản công chiến lược trong 2 mùa khô(1965-1966) và (1966-1967) 
b. Thắng lợi của quân và dân miền Nam chống chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ
* Trận Vạn Tường ( Quãng Ngãi)
 	 Vạn Tường được coi là Ấp Bắc đối với quân Mĩ, mở đầu cho cao trào Tìm Mĩ mà đánh, tìm ngụy mà diệt trên khắp miền Nam.
* Mùa khô 1(1965 -1966): 
- Cuộc hành quân: Mĩ mở 450 cuộc hành quân, trong đó có 5 cuộc hành quân lớn 
- Hướng tấn công: đồng bằng khu V và miền Đông Nam Bộ 
- Mục tiêu: đánh bại quân chủ lực của ta. 
* Mùa khô 2(1966-1967): 
- Cuộc hành quân: 895 cuộc hành quân, trong đó có 3 cuộc hành quân lớn, nhất là cuộc hành quân Gian- xơn Xi-ti 
- Hướng tấn công: đánh vào căn cứ Dương Minh Châu( Bắc Tây Ninh)
- Mục tiêu: nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta. 
* Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968
- Buộc Mĩ phải tuyên bố “phi ...5 lấy cớ trả đũa việc quân giải phóng miền nam tiến công doanh trại mỹ tại Playku, Mỹ chính thức gây ra cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền bắc.
- Âm mưu của Mĩ: phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền bắc và từ miền bắc vào miền nam, uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống mỹ của nhân dân ta ở hai miền đất nước
b. Lần 2(1969- 1972)
- Ngày 16/ 4/1972, Mĩ chính thức tiến hành chiến tranh không quân phá hoại miến Bắc lần II, - Từ 14/12/1972, Nichxơn mở cuộc tập kích bằng B52 ở miền bắc trong 12 ngày đêm(từ 18 đến 29/12/1972) nhằm giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta ký hiệp định có lợi cho Mỹ.
- Nhờ được chuẩn bị trước và sẵn sàng chiến đấu, miền Bắc kịp thời chống trả địch ngay từ trận đầu, làm nên trận Điện Biên Phủ trên không, buộc Mỹ kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
c. Miền bắc làm hậu phương 
- Miền bắc là hậu phương với phương châm vì tiền tuyến kêu gọi, hậu phương sẵn sàng đáp lại, thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người.
- Tháng 5/ 1959 tuyến đường vận chuyển bắc nam mang tên Hồ Chí Minh được khai thông, đã nối liền hậu phương với tiền tuyến.
4. Hiệp định Pari năm 1973
- Ngày 27/1/1973, Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được ký kết. 
- Nội dung cơ bản của Hiệp định Pari :
 + Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
 + Hai bên ngừng bắn ở miền Nam
 + Hoa Kỳ rút hết quân đội của mình và quân đồng minh, huỷ bỏ các căn cứ quân sự Mỹ, không can thiệp vào nội bộ của miền Nam Việt Nam.
 + Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.
 + Các bên công nhận thực tế miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội, 2 vùng kiểm soát và 3 lực lượng chính 
 + Trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
 + Hoa Kỳ cam kết hàn gắn vết thương ch

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_2_mon_lich_su_lop_12_nam_hoc_2019_202.doc