Đề cương ôn tập học kì I môn Lịch sử 7 - Năm học 2019-2020
1/ Tóm tắt cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn năm 981?
a. Hoàn cảnh lịch sử:
- Cuối năm 979 nhà Đinh rối loạn ® quân Tống xâm lược.
b. Diễn biến:
- Đầu năm 981, quân Tống tiến theo 2 đường: thuỷ và bộ do Hầu Nhân Bảo chỉ huy.
- Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến.
- Ông cho quân đóng cọc ở cửa sông Bạch Đằng để chặn quân thuỷ của địch. Nhiều trận chiến đấu diễn ra ác liệt. Cuối cùng quân thủy bị đánh lui.
-Trên bộ, quân ta chặn đánh quân Tống quyết liệt, không kết hợp được với quân thủy nên quân Tống bị tổn thất nặng nề, buộc phải rút quân về nước.
c. Kết quả, ý nghĩa:
- Cuộc kháng chiến thắng lợi.
- Ý nghĩa
+ Chiến thắng biểu thị ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân ta.
+ Chứng tỏ bước phát triển mới của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của Đại Cồ Việt.
2/ Sự thành lập nhà Lý?
- Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh nối ngôi và năm 1009 thì qua đời.
- Triều thần chán ghét nhà Lê đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý được thành lập.
- 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên và dời đô ra Đại La, đổi tên thành là Thăng Long.
- Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt.
- Xây dựng bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương.
+ Vua đứng đầu nắm giữ mọi quyền hành, theo chế độ cha truyền con nối.
+ Giúp việc cho vua là các đại thần, các quan văn võ.
+ Ở địa phương: cả nước chia làm 24 lộ, phủ; dưới lộ, phủ là huyện, hương và xã.
3/ Nêu chính sách đối nội, đối ngoại thời Lý?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì I môn Lịch sử 7 - Năm học 2019-2020

à Lê đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý được thành lập. - 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên và dời đô ra Đại La, đổi tên thành là Thăng Long. - Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt. - Xây dựng bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương. + Vua đứng đầu nắm giữ mọi quyền hành, theo chế độ cha truyền con nối. + Giúp việc cho vua là các đại thần, các quan văn võ. + Ở địa phương: cả nước chia làm 24 lộ, phủ; dưới lộ, phủ là huyện, hương và xã. 3/ Nêu chính sách đối nội, đối ngoại thời Lý? - Đối nội: + Củng cố khối đoàn kết dân tộc: gả công chúa, ban tước cho các tù trưởng miền núi + Kiên quyết trấn áp những kẻ muốn tách khỏi Đại Việt. - Đối ngoại: thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo: + Đặt quan hệ ngoại giao bình thường với nhà Tống, Cham-pa. + Kiên quyết dẹp tan cuộc tấn công của Cham-pa. => tác dụng: củng cố quốc gia thống nhất, tạo điều kiện bảo vệ và xây dựng đất nước lâu dài. 4/ Nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh nào? - Từ cuối...- Chờ mãi không thấy quân tiếp viện, Quách Quỳ cho quân bắc cầu phao đánh sang phòng tuyến của ta nhưng đều thất bại. - Quân Tống rơi vào thế khó khăn, đúng lúc đó Lý Thường Kiệt cho đọc bài thơ thần khiến chúng càng hoang mang tuyệt vọng. - Cuối xuân năm 1077, quân ta phản công, quân Tống thua to, lâm vào tình thế khó khăn, tuyệt vọng. - Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng đề nghị "giảng hoà", quân Tống chấp thuận ngay, vội rút quân về nước. b. Kết quả: - Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi. 9/ Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống Tống của Lý Thường Kiệt? a. Nguyên nhân: - Do sự chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt. - Do tinh thần đoàn kết của toàn dân ta - Do có sự chuẩn bị chu đáo: bố trí trận địa mai phục ở sông Như Nguyệt. b. Ý nghĩa: - Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử dân tộc. - Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt. - Nền độc lập, tự chủ của Đại Việt được bảo vệ. 10/ Em hãy trình bày công lao của Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn đối với nước ta? (Tại sao nói Ngô Quyền là người có công dựng nền độc lập tự chủ, còn Đinh Bộ Lĩnh là người thống nhất đất nước?) - Ngô Quyền: + Người tổ chức và lãnh đạo quân dân ta làm nên chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938. Đó là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta, kết thúc ách thống trị hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc đối với nước ta, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ của Tổ quốc. + Ngô Quyền xưng vương, đặt nền móng cho một quốc gia độc lập đã khẳng định đất nước ta có giang sơn, bờ cõi riêng, do người Việt làm chủ và quyết định vận mệnh của mình. - Đinh Bộ Lĩnh: + Là người có công lớn trong việc dẹp "Loạn12 sứ quân". Vì trước nguy cơ ngoại xâm mới (mưu đồ xâm lược nước ta của nhà Tống) đòi hỏi phải nhanh chóng thống nhất lực lượng để đối phó, đó cũng là nguyện vọng của nhân dân ta thời bấy giờ. Đinh Bộ Lĩnh đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử đó. + Việc đặt tên nước, chọn kinh đô và không dùng niên hiệu của hoàng đế Trung Quốc đã khẳng định ... kết dân tộc. - Tổ chức tập trận lớn và duyệt binh ở Đông Bộ Đầu. - Cả nước được lệnh chuẩn bị sẵn sàng đánh giặc. b. Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến: Diễn biến: - Cuối tháng 1/ 1285, Thoát Hoan chỉ huy 50 vạn quân tiến công Đại Việt. - Quân ta do Trần Hưng Đạo chỉ huy, sau một số trận chiến ở biên giới đã chủ động rút về Vạn Kiếp (Chí Linh - Hải Dương). - Giặc đến, ta rút về Thăng Long thực hiện "vườn không nhà trống", rồi rút về Thiên Trường (Nam Định). Quân Nguyên tuy chiếm được Thăng Long, nhưng chỉ dám đóng quân ở phía bắc sông Nhị (sông Hồng). - Toa Đô từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hoá. Thoát Hoan mở cuộc tấn công xuống phía nam tạo thế "gọng kìm", hi vọng tiêu diệt chủ lực ta và bắt sống vua Trần. - Quân ta chiến đấu dũng cảm, Thoát Hoan phải rút quân về Thăng Long. Quân Nguyên lâm vào tình thế bị động, thiếu lương thực trầm trọng. - Từ tháng 5/ 1285, quân ta bắt đầu phản công, nhiều trận đánh lớn như: Tây Kết, Hàm Tử (Khoái Châu - Hưng Yên), Chương Dương (Thường Tín - Hà Nội). Quân ta tiến vào Thăng Long. Quân Nguyên tháo chạy. Kết quả: Sau gần 2 tháng phản công, quân ta đã đánh tan hơn 50 vạn quân Nguyên, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân Nguyên. 14/ Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên? - Nguyên nhân thắng lợi: + Sự tham gia đông đảo của mọi tầng lớp nhân dân. + Sự chuẩn bị chu đáo của nhà Trần về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. + Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần. + Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần đặc biệt là của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư - Ý nghĩa lịch sử: + Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc. + Khẳng định sức mạnh to lớn của dân tộc, nâng cao lòng tự hào tự cường dân tộc, củng cố niềm
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_lich_su_7_nam_hoc_2019_2020.docx