Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Trung Trực
I. Chu kì tế bào:
1. Khái niệm:
- Chu kì TB là thời gian tính từ khi TB được sinh ra đến khi tế bào đó phân chia xong.
- Chu kì tế bào gồm 2 giai đoạn: kì trung gian và nguyên phân.
2. Đặc điểm kì trung gian:
- Chiếm phần lớn thời gian chu kì tế bào.
- Gồm 3 pha:
+ Pha G1: tổng hợp các chất cần cho sinh trưởng.
+ Pha S: nhân đôi ADN và NST tạo thành NST kép gồm 2 crômatit dính nhau ở tâm động.
+ Pha G2: tổng hợp các chất còn lại cần cho phân bào.
II. Quá trình nguyên phân:
- Xảy ra ở TB sinh dưỡng và TB sinh dục sơ khai.
- Gồm 2 giai đoạn: phân chia nhân và phân chia tế bào chất.
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Trung Trực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Trung Trực

sinh vật đa bào: Giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển; tái sinh các mô, cơ quan tổn thương; sinh sản sinh dưỡng. BÀI 19. GIẢM PHÂN - Xảy ra ở tế bào sinh dục chín. - Gồm 2 lần phân chia liên tiếp nhưng NST chỉ nhân đôi 1 lần tạo ra 4 TB con (n) có bộ NST giảm đi 1 nửa so với TB mẹ (2n). I. Giảm phân I: Kì đầu I (2n NST kép) à Kì giữa I (2n NST kép) à Kì sau I (2n NST kép) à Kì cuối I (n NST kép). II. Giảm phân II: Kì đầu II (n NST kép) à Kì giữa II (n NST kép) à Kì sau II (2n NST đơn) à Kì cuối II (n NST đơn). * Kết quả: Từ 1 TB mẹ (2n) à 4 TB con (n). * Sự hình thành giao tử ở động vật: - Giới đực: 1 TB sinh tinh (2n) à 4 tinh trùng (n) - Giới cái: 1 TB sinh trứng (2n) à 1 trứng (n) và 3 thể định hướng (tiêu biến). * Thụ tinh: 1 tinh trùng (n) x 1 trứng (n) à 1 hợp tử (2n) III. Ý nghĩa giảm phân: - Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa. - Giảm phân kết hợp với thụ tinh giúp duy trì bộ NST đặc trưng của loài. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM T... crômatit C. 64 NST kép, 64 tâm động, 128 crômatit D. 64 NST đơn, 64 tâm động, 0 crômatit 12. Một nhóm tế bào sinh tinh tham gia giảm phân đã tạo ra 512 tinh trùng. Số tế bào sinh tinh là: A. 16 B. 32 C. 64 D. 128 BÀI TẬP TỰ LUẬN * Nguyên Phân: Bài 1: Có 7 tế bào sinh dưỡng của một loài sinh vật thực hiện nguyên phân 5 lần liên tiếp như nhau tạo ra tất cả các tế bào con. Hãy xác định: a. Tổng số các tế bào được tạo ra sau các lần nguyên phân. b. Số NST đơn môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân trên. (Biết 2n = 14 NST). c. Số thoi phân bào được hình thành trong quá trình nguyên phân. Giải: a. Số tế bào con tạo ra là: 7 x 25 = 224 (tế bào) b. Số NST đơn tương đương do môi trường cung cấp là: (25 – 1) . 7 . 14 = 3038 (NST) c. Số thoi phân bào được hình thành là: (25 – 1) . 7 = 217 (thoi phân bào). Bài 2: Quá trình nguyên phân diễn ra liên tiếp qua một số lần từ một hợp tử của người mang 46 NST đã tạo ra số tế bào mới với tổng số 368 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Hãy xác định: a. Số tế bào mới được tạo thành. b. Số lần phân bào từ hợp tử. Giải: a. Số tế bào mới được tạo thành là: 368 : 46 = 8 (tế bào) b. Số lần phân bào là : 2x = 8. Vậy x = 3 (lần) Bài 3: Có một số hợp tử cùng loài đều tiến hành nguyên phân 3 lần và đã tạo ra tổng số 56 tế bào con. Trong các tế bào con nói trên có chứa 448 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Hãy xác định: a. Số hợp tử ban đầu. b. Tên của loài nói trên. c. Nếu các tế bào con nói trên bước vào chu kì phân bào tiếp theo và trải qua tự nhân đôi NST thì số lượng nhiễm sắc tử trong các tế bào bằng bao nhiêu? Giải: a. Số hợp tử ban đầu là: 56 : 23 = 7 (hợp tử) b. Ta có: 2n = 448 : 56 = 8. Vậy đây là ruồi giấm. c. Số lượng nhiễm sắc tử trong các tế bào là : 56 . 8 . 2 = 928 (nhiễm sắc tử) * Giảm Phân: Bài 1: Ở chuột (2n = 40), có một số tế bào sinh tinh giảm phân tạo tinh trùng. Các tinh trùng được tạo ra tham gia quá trình thụ tinh tạo ra 16 hợp tử. Biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 25%. Hãy xác địn... Nấm, động vật nguyên sinh. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO 1. Nếu chỉ dựa vào nguồn năng lượng được cung cấp, người ta phân biệt bao nhiêu kiểu dinh dưỡng ở các nhóm vi sinh vật ? A. 5 B. 4 C. 3 D. 2 2. Nhóm vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng từ các hợp chất vô cơ, được gọi là : A. Vi sinh vật hóa dưỡng B. Vi sinh vật quang dưỡng C. Vi sinh vật tự dưỡng D. Vi sinh vật dị dưỡng 3. Nhóm vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng của ánh sáng mặt trời và nguồn cacbon chủ yếu từ chất hữu cơ, theo phương thức dinh dưỡng nào ? A. Quang dị dưỡng B. Quang tự dưỡng C. Hóa dị dưỡng D. Hóa tự dưỡng 4. Vi khuẩn nitrat hóa có kiểu dinh dưỡng A. quang tự dưỡng B. Hóa tự dưỡng C. Quang di dưỡng D. Hóa dị dưỡng BÀI 24. THỰC HÀNH LÊN MEN ETILIC VÀ LÊN MEN LACTIC. Nội dung: Ứng dụng của quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật trong đời sống và sản xuất. * Lên men lactic: là quá trình chuyển hóa kị khí đường (glucozo hoặc lactozo) do vi khuẩn lactic thực hiện, sản phẩm chủ yếu là axit lactic. - Lên men lactic đồng hình: vi khuẩn lactic đồng hình Glucôzơ ------------------à axit lactic - Lên men lactic dị hình: vi khuẩn lactic đồng hình Glucôzơ ------------------à axit lactic + axit axetic + etanol + CO2 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO 1. Thực chất của việc bón phân vi sinh cho cây trồng là : A. Dựa vào hoạt động hoại sinh của vi sinh vật, phân hủy xác động vật và thực vật thành chất đơn giản mà cây có thể sử dụng được. B. Bón cho đất một lượng chất hữu cơ kèm theo các chủng vi sinh vật. C. Bón cho đất lượng đạm vô cơ cùng vi sinh vật phân giải lượng đạm này. D. Đưa vào đất lượng vi sinh vật và nhờ hoạt động của nó cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. 2. Khi làm dưa cải cần nén cải ngập trong môi trường nước ủ, mục đích để làm gì? A. Rút ngắn thời gian ủ B. Tránh ruồi nhặn C. Làm giảm độ mặn nước ủ D. Tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình chuyển hóa kị khí. 3. Sản phẩm chính của quá trình lên men lactic là A. C6H12O6 B. CO2 và H2O C. Axit lactic D. Axit a
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_10_nam_hoc_2019_2.doc