Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh học Lớp 11 - Năm học 2019-2020
Câu 1: Cảm ứng của động vật là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích
A. của một số tác nhân môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển
B. của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển
C. định hướng của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển
D. của môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển
Câu 2: Trong các đặc điểm sau, có mấy đặc điểm có ở cảm ứng của động vật ?
- phản ứng chậm
- phản ứng khó nhận thấy
- phản ứng nhanh
- hình thức phản ứng kém đa dạng
- hình thức phản ứng đa dạng
- phản ứng dễ nhận thấy
Phương án trả lời đúng là :
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 3: So với cảm ứng ở thực vật thì tính cảm ứng ở động vật có những đặc điểm nào sau đây
1. Diễn ra nhanh 2. Phản ứng dễ nhận thấy
3. Luôn có hệ thần kinh điều khiển 4. Hình thức cảm ứng đa dạng
A. 1234 B. 124 C. 134 D. 123
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh học Lớp 11 - Năm học 2019-2020

C. 134 D. 123 Câu 4: Cung phản xạ diễn ra theo trật tự: A. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận phản hồi thông tin B. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện phản ứng → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận phản hồi thông tin C. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận thực hiện phản ứng D. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận trả lời kích thích → bộ phận thực hiện phản ứng Câu 5: Trong các phát biểu sau: 1. phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh 2. phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ 3. phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng 4. phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng Có bao nhiêu phát biểu đúng về phản xạ là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 6: Trong các hệ thần kinh của động vật, thì hệ thần kinh lưới có mức độ tiến hóa thấp nhất. Điều này được phản ánh qua bao nhiêu đặc điểm dưới đây? 1. Khắp bề mặt cơ thể cùng nhận kích thích 2. Tế... hệ giữa các nơron. (4) có hệ thần kinh kém phát triển. Tổ hợp các ý đúng là A. (1), (2), (3) B. (2), (4) C. (1), (2), (3), (4) D. (2), (3), (4) Câu 14. Cho các loài sau: (1) Giun dẹp. (2). San hô. (3). Cá. Sắp xếp hệ thần kinh của các loài trên theo hướng tiến hóa dần là A. (1) à (2) à (3). B. (2) à (1) à (3). C. (3) à (2) à (1). D. (1) à (3) à (2). Câu 15. Khi nói về đặc điểm cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống, phát biểu nào sau đây là sai? A. Phản ứng mang tính chất định khu. B. Hầu hết các phản ứng là phản xạ không điều kiện. C. Phản ứng lại kích thích theo nguyên tắc phản xạ. D. Phản ứng nhanh, chính xác và ít tiêu tốn năng lượng. Câu 16. Câu nào sau đây không đúng với đặc điểm của tập tính học được? A. Được hình thành trong đời sống và không bền vững B. Di truyền được, mang tính đặc trưng cho loài C. Hình thành thông qua học tập và rút kinh nghiệm D. Là chuỗi các phản xạ có điều kiện Câu 17. Cho các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm đúng với tập tính bẩm sinh? (1) Sinh ra đã có, không cần học hỏi. (2) Có thể thay đổi theo hoàn cảnh sống. (3) Giúp bảo vệ cơ thể (4) Tập tính bẩm sinh là chuỗi các phản xạ có điều kiện. (5). Các cá thể cùng loài thường có các tập tính bẩm sinh khác nhau. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 18. Gà, vịt con mới nở thường đi theo người nuôi. Đây là ví dụ về hình thức học tập: A. in vết B. quen nhờn C. học ngầm D. điều kiện hóa đáp ứng Câu 19. Gõ kẻng gọi cá lên ăn.Đây là ví dụ về hình thức học tập: A. in vết B. quen nhờn C. học ngầm D. điều kiện hóa đáp ứng Câu 20. Tập tính phản ánh mối quan hệ cùng loài mang tính tổ chức cao là: A. tập tính xã hội B. tập tính bảo vệ lãnh thổ C. tập tính sinh sản D. Tập tính di cư Câu 21. Ứng dụng tập tính nào của động vật đòi hỏi công sức nhiều nhất của con người? A. Phát huy những tập tính bẩm sinh B. Phát triển những tập tính học tập C. Thay đổi tập tính bẩm sinh D. Thay đổi tập tính học tập Câu 22. Nuôi chó giữ nhà là ứng dụng của loại tập tín... sinh: (1), (3), (5), (8) ; Tập tính học được: (2), (4), (6), (7) D. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (6), (7) ; Tập tính học được: (2), (4), (5), (8) Câu 30: Những phản xạ nào sau đây thuộc loại phản xạ có điều kiện? Khi thấy rắn thì mọi người đều bỏ chạy Cá bơi lên mặt nước khi nghe tiếng kẻng của người nuôi cá Khiêng vật nặng cơ thể bị ra mồ hôi Khi ở trong môi trường có nhiệt độ thấp, nếu mặc không đủ ấm thì cơ thể sẽ bị run rẩy Tinh tinh dùng que để bắt mối trong tổ ra ăn A. 1, 2, 5 B. 1, 2, 3, 4 C. 2, 3, 4, 5 D. 1, 2, 3, 4, 5 Câu 31: Cho các bộ phận sau đây: 1. Cơ ngón tay 4. Dây thần kinh cảm giác 2. Tủy sống 5. Thụ quan ở tay 3. Dây thần kinh vận động 6. Hành não Trật tự các bộ phận tham gia vào cung phản xạ co ngón tay khi bị vật nhọn đâm là: A. 5 → 3 → 6 → 2 → 4 →1 B. 5 → 3 → 2 → 4 → 1 → 6 C. 5 → 4 → 6 → 2 → 3 → 1 D. 5 → 4 → 2 → 3 → 1 Câu 32: Điều không đúng đối với sự tiến hóa của hệ thần kinh là tiến hóa theo hướng A. từ dạng lưới → chuỗi hạch → dạng ống B. tiết kiệm năng lượng trong phản xạ C. phản ứng chính xác và thích ứng trước kích thích của môi trường D. tăng lượng phản xạ nên cần nhiều thời gian để phản ứng Câu 33: Tập tính động vật là A. một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại B. chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại C. những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại D. chuỗi phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại Sinh trưởng và phát triển ở thực vật: Câu 1: Phát triển ở thực vật là A. quá trình tăng lên về số lượng,
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_11_nam_hoc_2019_2.doc