Đề cương ôn tập học kỳ I môn Sinh học Lớp 10

1.1. Sinh vật nhân thực gồm những giới nào?

A. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới động vật

B. Giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật

C. Giới khởi sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật

D. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật

1.2. Thành tế bào thực vật được cấu tạo từ:

A. Xenlulôzơ              B. Kitin                       C. Lipit            D. Peptidoglican

1.3. Tế bào nào sau đây có diệp lục?

A. E. coli                     B. Thực vật                 C. Nấm men                D. Động vật

doc 10 trang Bảo Đạt 23/12/2023 2500
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ I môn Sinh học Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kỳ I môn Sinh học Lớp 10

Đề cương ôn tập học kỳ I môn Sinh học Lớp 10
ứng nhanh.
- Sống dị dưỡng
1.1. Sinh vật nhân thực gồm những giới nào?
A. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới động vật
B. Giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật
C. Giới khởi sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật
D. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật
1.2. Thành tế bào thực vật được cấu tạo từ:
A. Xenlulôzơ	B. Kitin	C. Lipit	D. Peptidoglican
1.3. Tế bào nào sau đây có diệp lục?
A. E. coli	B. Thực vật	C. Nấm men	D. Động vật
Câu 2 (2): Hiểu được đa dạng sinh học
- Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên.
- Đa dạng sinh học được xem xét theo 3 mức độ: đa dạng loài; nguồn gen; hệ sinh thái.
2.1. Hệ sinh thái nào sau đây có tính đa dạng sinh học cao nhất?
A. Đồng ruộng	B. Vườn cây ăn trái	C. Rừng mưa nhiệt đới	D. Sa mạc
Câu 3 (3): Biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học
- Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên.
- Ban hành...:
- Cấu trúc hóa học:
+ Thành phần hóa học gồm các nguyên tố chủ yếu: C, H, O, N, ...
+ Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là axit amin (20 loại).
+ Các axit amin liên kết với nhau nhau bằng liên kết peptit tạo nên chuỗi polipeptit.
- Chức năng
	+ Tham gia cấu trúc TB và cơ thể. Ví dụ: Côlagen à mô liên kết.
	+ Dự trữ các axit amin.
	+ Vận chuyển các chất. Ví dụ: hemoglobin.
	+ Xúc tác phản ứng. Ví dụ: enzim.
	+ Thu nhận thông tin. Ví dụ: thụ thể.
	+ Điều hòa trao đổi chất. Ví dụ: hooc môn.
	+ Bảo vệ cơ thể, như kháng thể.
5.1. Mỡ có cấu trúc gồm:
A. Glixêrol liên kết với 1 axit béo	B. Glixêrol liên kết với 2 axit béo
C. Glixêrol liên kết với 3 axit béo	D. Glixêrol liên kết với 4 axit béo
Câu 5.2. Loại lipit có vai trò cấu trúc màng sinh học:
A. Photpholipit, mỡ	B. Stêrôit, mỡ	C. Dầu, mỡ	D. Photpholipit, stêrôit
5.3. Đơn phân cấu tạo prôtêin là:
A. Đường đơn	B. Axit amin	C. Nuclêôtit	D. Glôbulin
5.4. Các axit min liên kết với nhau tạo nên chuỗi pôlipeptit bằng loại liên kết:
A. Hiđro	B. Glicôzit	C. Hóa trị	D. Peptit
5.5. Đơn phân cấu tạo ADN là:
A. Đường đơn	B. Axit amin	C. Nuclêôtit	D. Glôbulin
5.6. Chất nào sau đây không cấu tạo theo nguyên tắc đa phân?
A. Cacbohidrat	B. Protein	C. Lipit	D. ARN
5.7. Chất nào sau đây có chức năng là vật chất di truyền phổ biến ở các loài sinh vật?
A. ADN	B. Protein	C. Lipit	D. ARN
Câu 6 (2): Phân biệt được nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng
6.1. Nhóm nguyên tố đại lượng:
A. C, H, O, N, Mn	B. Ca, Na, N, P, Fe	C. S, Mg, Ca, K, N	D. H, N, C, Ca, Cu
6.2. Khi nói về nguyên tố đại lượng, điều nào sau đây sai?
A. Tế bào cơ thể cần sử dụng các nguyên tố đại lượng với một lượng lớn hơn rất nhiều so với các nguyên tố vi lượng.
B. Có vai trò chủ yếu trong xây dựng các cấu trúc trong tế bào.
C. Thành phần không thể thiếu trong các hệ enzim quan trong trọng tế bào.
D. Chiếm tỉ lệ trên 0,01% khối lượng khô của tế bào.
Câu 7 (2): Phân biệt được các loại đường: đường đơn, đường đôi, đường đa
7.1. ...
1. Nhân:
	+ Cấu tạo:
	s Có màng bao bọc (màng kép)
	s Gồm dịch nhân chứa nhiễm sắc thể (ADN + prôtêin) và nhân con.
	+ Chức năng: Mang thông tin di truyền kiểm soát mọi hoạt động của cơ thể.
2. Các bào quan:
- Lưới nội chất:
	s LNC hạt: có đính các ribôxôm à tổng hợp prôtêin cho TB.
	s LNC trơn: đính nhiều loại enzim à tổng hợp lipit, chuyển hóa đường, phân giải độc tố.
- Bộ máy Gôngi: là chồng túi màng dẹp tách biệt nhau à lắp ráp, đóng gói và phân phối sản phẩm của tế bào.
- Ti thể:
	s Cấu tạo: Bao bọc bên ngoài là màng kép, màng trong gấp khúc chứa nhiều loại enzim hô hấp; bên trong là chất nền chứa ADN và Ribôxôm.
	s Chức năng: Thực hiện quá trình hô hấp tổng hợp ATP cho tế bào.
- Lục lạp: có ở tế bào thực vật
	s Cấu tạo: Bao bọc bên ngoài là màng kép; bên trong là chất nền chứa ADN và Ribôxôm; cùng hệ thống tilacôit chứa chất diệp lục và các enzim quang hợp.
	s Chức năng: Thực hiện quá trình quang hợp tổng hợp chất hữu cơ cho TB.
- Không bào: màng đơn à chức năng tùy loại không bào.
- Lizôxôm: màng đơn à phân hủy tế bào già, tổng thương không có khả năng phục hồi.
3. Màng sinh chất: (màng khảm động)
- Cấu tạo: gồm 2 thành phần chính là photpholipit (2 lớp) và prôtêin. Ngoài ra còn có colestêron, cacbohiđrat, glicôprôtêin,
- Chức năng:
	+ Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc
	+ Thu nhận thông tin cho tế bào
	+ Glicôprôtêin làm "dấu chuẩn" nhận diện tế bào lạ.
10.1. Thành phần cấu trúc cơ bản của tế bào gồm?
A. Màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân hoặc nhân
B. Màng sinh chất, vùng nhân hoặc nhân, nhiễm sắc thể
C. Màng sinh chất, chất tế bào, các bào quan
D. Tế bào chất, nhiễm sắc thể, vùng nhân hoặc nhân
10.2. Thành tế bào của các loài vi khuẩn là:
A. Xenlulôzơ	B. Kitin	C. Peptidôglican 	D. Prôtêin
10.3 Chức năng của ribôxôm là
A. Bảo vệ tế bào	B. Tổng hợp lipit	C. Tổng hợp protein	D. Di truyền
10.4. Bào quan nào sau đây không có màng bao bọc?
A. Nhân tế bào	B. Bộ máy Gôngi	C. Không bào	D. Ribôxôm
10.5. Ribôxôm 

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_10.doc