Đề cương ôn tập học kỳ II môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2019-2020
Câu 1. Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn cuả cả nước?
- ĐNB có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp nhiệt đới
- Điạ hình thoải, vùng đất badan, đất xám thích hợp trồng các cây công nghiệp
- Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm thích hợp cho trồng cây công nghiệp nhiệt đới nói chung và cây cao su noí riêng
- Vùng có 1 số hệ thống sông có ý nghĩa cung cấp nước tưới cho cây
- ĐNB có điều kiện thuận lợi về kinh tế - xã hội.
- Dân cư, nguồn lao động dồi dào, người lao động có kinh nghiệm trồng cây công nghiệp
- Đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật có trình độ nhất định
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn, phát triển cây công nghiệp gắn với giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân
Câu 2. Tình hình sản xuất công nghiệp Đông Nam Bộ thay đổi như thế nào từ khi đất nước thống nhất?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kỳ II môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2019-2020
c vào nước ngoài, chỉ sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực thực phẩm, phân bố chủ yếu ở Sài Gòn- Chợ Lớn. - Ngày nay công nghiệp tăng trưởng nhanh chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của vùng, có cơ cấu sản xuất cân đối + Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, bao gồm các ngành công nghiệp quan trọng như: khai thác dầu khí, hóa dầu, cơ khí điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực thực phẩm, xuát khẩu hàng tiêu dùng + Có nhiều trung tâm công nghiệp rất lớn: TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa + Hiện nay là vùng có số lượng các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất nhiều nhất nước Câu 3. Những điều kiện nào giúp ĐBSCL trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước. - Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên + Đất đai: là vùng đồng bằng châu thổ có diện tích lớn nhất nước ta, với diện tích gần 4 triệu ha, trong đó đất phù sa ngọt 1,2 triệu ha, đất phèn đất mặn 2,5 triệu ha, đất đai phì nhiêu màu mỡ, kết hợp với địa hình thấp bằng phẳng rất thuận lợi cho ... Sản xuất hàng tiêu dung. C. Công nghiệp cơ khí D. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. Câu 3. Cây công nghiệp nào sau đây được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên? A. Cây cao su B. Cây cà phê C. Cây hồ tiêu D. Cây điều. Câu 4. Ý nào không thuộc về đặc điểm sản xuất lương thực thực phẩm của đồng bằng sông Cửu Long? A. Diện tích và sản lượng lúa lớn nhất cả nước. B. Năng suất lúa cao nhất cả nước. C. Bình quân lương thực theo đầu người cao nhất trong các vùng của cả nước. D. Trình độ dân trí cao nhất cả nước. Câu 5. Khó khăn của Đông Nam Bộ đối với phát triển kinh tế là : A. Chỉ có hai tỉnh và thành phố giáp biển (TP HCM và Bà Rịa – Vũng Tàu) B. Đất đai kém màu mỡ, thời tiết thất thường C. Ít khoáng sản, rừng và tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường. D. Tài nguyên sinh vật hạn chế và có nguy cơ suy thoái Câu 6. Loại hình vận tải chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long: A. Đường sắt B. Đường sông C. Đường bộ D. Đường biển Câu 7. Năm 2002 dân số ở vùng Đông Nam Bộ là : A. 10,7 triệu người B.10,8 triệu người C. 10,9 triệu người D. 11 triệu người Câu 8. Cây cà phê trồng nhiều ở các tỉnh : A. Đồng Nai , Bình Phước , Bà Rịa - Vũng Tàu B. Bình Phước , Đồng Nai, Tây Ninh C. Bình Dương ,Bình Phước, Đồng Nai D. Bình Phước , Bà Rịa –Vũng Tàu, Tây Ninh Câu 9.Giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng A. 20% B. 30% C. 40% D. 50% Câu 10. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Đông Nam Bộ là A. Dầu thô, thực phẩm chế biến, hàng may mặc, giày dép, đồ gỗ B. Máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng cao cấp, hàng may mặc C. Hàng tiêu dùng cao cấp, thực phẩm chế biến, giày dép D .Máy móc thiết bị, đồ gỗ, giày dép, dầu thô Câu 11. Mật độ dân số của Đồng bằng sông Cửu Long năm 1999 là A.406 người/km2 B.407 người/km2 C.408 người/km2 D.409 người/km2 Câu 12. Diện tích đất phù sa ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. 1,2 triệu ha B. 1,3 triệu ha C. 1,4 triệu ha D. 1,5 triệu ha Câu 13. Địa hình và khí hậu của Tây Nguyên thuận lợi cho phát triển: A. ... bằng sông Cửu Long là A. Tây Ninh, Đồng Nai. B. Đồng Tháp, Kiên Giang. C. An Giang, Long An. D. Bạc Liêu, Cà Mau. Câu 24. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa lần lượt thuộc các tỉnh, thành phố nào của nước ta? A.Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Ngãi B. Tỉnh Quảng Ngãi và thành phố Đã Nẵng. C. Tỉnh Khánh Hòa và thành phố Đà Nẵng. D. Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa. Câu 25. Ý nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên? A.Nằm sát dải duyên hải Nam Trung Bộ. B. Giáp với miền hạ Lào và Đông Bắc Campuchia. C. Giáp với vùng Đông Nam Bộ. D. Giáp biển Đông. Câu 26. Ở nước ta hiện nay, dầu mỏ đang khai thác nhiều ở vùng nào? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc trung Bộ. C. Đông Nam Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 27. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm các ngành A. thịt, cá hộp và đông lạnh, rau quả sấy. B. dệt-may, chế biến sữa, sành-sứ - thủy tinh. C. nhựa, sành-sứ - thủy tinh, nước giải khát. D. dệt-may, da giầy, nhựa, sành-sứ - thủy tinh. Câu 28. Ý nào dưới đây không phải là vai trò của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng? A. Giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động. B. Nâng cao chất lượng cuộc sống con người. C. Không có khả năng xuất khẩu. D. Phục vụ cho nhu cầu con người. Câu 29. Nguyên liệu chủ yếu của công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành A. khai thác gỗ, khai thác khoáng sản. B. khai thác khoáng sản, thủy sản. C. trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. D. khai thác gỗ, chăn nuôi và thủy sản. Câu 30. Sự phát triển của công nghiệp thực phẩm sẽ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của ngành nào sau đây? A. Luyện kim. B. Nông nghiệp. C. Xây dựng. D. Khai thác khoáng sản. Câu 31. Biện pháp quan trọng để có thể vừa tăng sản lượng thuỷ sản vừa bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản là A. tăng cường và hiện đại hoá các phương tiện đánh bắt. B. hiện đại hoá các phương tiện tăng cường đánh bắt xa bờ. C. đẩy mạnh phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến. D. tăng cường đánh bắt, phát triển nuôi trồng v
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_mon_dia_li_lop_9_nam_hoc_2019_2020.doc