Đề cương ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Phần Tập làm văn: Văn nghị luận - Năm học 2019-2020

*MỘT SỐ ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN SỰ VIỆC,HIỆN TƯỢNG.

Đề 1: Đất nước ta có nhiều tấm gương nghèo vượt khó,học giỏi.Em hãy nêu tấm gương đó và trình bày suy nghĩ của mình.

 Đề 2: Trong các môn thể thao bóng đá là môn thể thao có lợi cho sức khoẻ. Hãy nêu những lợi ích của môn thể thao đó và suy nghĩ của bản thân. 

Đề 3: Bạn em chỉ thích trò chơi điện tử mà tỏ ra thờ ơ không quan tâm tới thiên nhiên, em hãy chứng minh cho bạn thấy: Thiên nhiên là nơi cho ta sức khoẻ, hiểu biết, niềm vui vô tận. Vì thế, chúng ta cần gần gũi với thiên nhiên, yêu mến thiên nhiên.

Đề 4: Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn.Nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng việc học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về những sai lầm ấy.

Đề 5: Viết một bài văn nghị luận để khuyên một số bạn còn lười học, đi học không chuyên cần. 

Đề 6: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng.Em hãy nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy.

doc 6 trang Bảo Đạt 23/12/2023 2680
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Phần Tập làm văn: Văn nghị luận - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Phần Tập làm văn: Văn nghị luận - Năm học 2019-2020

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Phần Tập làm văn: Văn nghị luận - Năm học 2019-2020
 khoẻ, hiểu biết, niềm vui vô tận. Vì thế, chúng ta cần gần gũi với thiên nhiên, yêu mến thiên nhiên.
Đề 4: Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn.Nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng việc học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về những sai lầm ấy.
Đề 5: Viết một bài văn nghị luận để khuyên một số bạn còn lười học, đi học không chuyên cần. 
Đề 6: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng.Em hãy nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy.
II.Nghị luận về một vấn đề tư tưởng,đạo lí.
*HS cần nắm : Bàn về lĩnh vực tư tưởng,đạo đức,lối sống,...của con người.Các tư tưởng ấy được đúc kết trong những câu tục ngữ,danh ngôn,ngụ ngôn,khẩu hiệu hoặc khái niệm.Ví dụ: Học đi đôi với hành,có chí thì nên,không có gì quí hơn độc lập tự do,...
*Dàn ý chung:
1.Mở bài:Giới thiệu vấn đề tư tưởng,đạo lí cần bàn luận.
2.Thân bài:Giải thích,chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng,đạo lí.
 Nhận định,đánh giá vấn đề tư tưởng,đạo lí cần bàn luận.
...m có trở nên tươi đẹp hay không,dân tộc Việt Nam". Vậy chúng ta hiểu như thế nào về lời dạy của Bác Hồ?
* Thân bài
1.Giải thích
- "Non sông tưoi đẹp" nghĩa là một đất nước độc lập, tự do, là một đất nước do nhân dân làm chủ, có sự phát triển về mọi mặt, đặc biệt là công nghiệp, nhưng đồng thời môi trường vẫn được bảo đảm và cảnh quan thiên nhiên ko bị tàn phá. Dân tộc Việt Nam vẻ vang bước tới đài vinh quang, vẻ vang tức là nổi tiếng, tài giỏi, là làm cho mọi người khâm phục, vị nể. Dân tộc vẻ vang là dân tộc đạt được nhiều thành tựu về KH- KT, góp phần đưa xã hội văn minh, tiến bộ và đựơc các dân tộc khác nể nang, kính trọng.
- Cường quốc năm châu là những nước hùng cường, giàu mạnh trên thế giới, có nền kinh tế phát triển, văn hoá xã hội cũng phát triển, sánh vai, ngang hàng và bình đẳng. 
-->Lời thư của Bác đã nêu lên 1 vấn đề quan trọng đối với tiền đồ của dân tộc ta, nêu bật mối quan hệ chặt chẽ và tác dụng to lớn của việc học tập của học sinh đối với tương lai đất nước. Đất nước ta có hùng cường, giàu mạnh hay không đều tuỳ thuộc vào kiến thức và sự hiểu biết trong quá trình học tập, vươn lên của các thế hệ học sinh.
2.Vì sao chúng ta nên thực hiện theo lời Bác dạy?
- Muốn xây dựng một đất nước hùng cường giàu mạnh không thể một sớm một chiều mà thành công. Nó đòi hỏi 1 thời gian dài, nhất là trong trường hợp nước ta lúc bấy giờ (đất nước còn rất nghèo ngàn, lạc hậu, kinh tế chậm phát triển, chúng ta đang phải đối mặt với 3 thứ giặc: giặc dốt, giặc đói và giặc ngoại xâm). Chỉ có học sinh có thể có đủ điều kiện để tích luỹ kiến tức sau này xây dựng đất nứơc giàu mạnh, vì thế Bác đã trao trọng trách này cho học sinh.
- Một đất nước đựơc gọi là cường quốc thì đất nước đó phải hùng mạnh, ổn định về các mặt: chính trị, quân sự,kinh tế, văn hoá, nghệ thuật Mà muốn đựơc như vậy thì người dân phải có tri thức. Muốn có tri thức thì phải nỗ lực học tập.(cụ thể dẫn chứng ra)
- Học tập là điều kiện tốt nhất để đưa đất nước tiến lên sánh vai với các cường quốc....
* Mở bài: Hàng ngày lời ca tiếng hát đến với con người và trở thành món ăn tinh thần của con người làm cho con người trở lên vui vẻ, cuộc sống thêm tươi trẻ.
* Thân bài:
- Tiếng hát gắn liền với cả cuộc đời của con người.
- Tiếng hát là niềm vui của con người trong lao động để quyên hết mệt nhọc,vất vả.
- Tiếng hát động viên,khích lệ con người trong chiến đấu:Trong hai cuộc chiến đấu tiếng hát theo anh bộ đội ra trận. (Dẫn chứng)
- Tiếng hát đem lại niềm tin yêu, lạc quan cho những chiến sĩ cách mạng trong nhà tù đế quốc (Dẫn chứng).
- Tiếng hát tạo lên không khí vui tươi trong tuổi trẻ học đường. (Dẫn chứng)
* Kết bài :- Cuộc sống không thể thiếu tiếng hát.
 - Con người mãi mãi cất cao tiếng hát để cuộc sống trở lên tươi vui
Đề 4: Bạn em chỉ thích trò chơi điện tử mà tỏ ra thờ ơ không quan tâm tới thiên nhiên, em hãy chứng minh cho bạn thấy: Thiên nhiên là nơi cho ta sức khoẻ, hiểu biết, niềm vui vô tận. Vì thế, chúng ta cần gần gũi với thiên nhiên, yêu mến thiên nhiên 
 Mở bài : (Dẫn dắt, nêu vấn đề) : Thiên nhiên là nơi cho ta sức khoẻ, hiểu biết niềm vui và chúng ta cần gần gũi thiên nhiên.
 Thân bài:
+ Luận điểm 1: Thiên nhiên là nơi cho ta sức khoẻ: 
- Nếu đứng trong một căn phòng nhỏ, và đầy khói thuốc lá và ở ngoài kia là thiên nhiên hùng vĩ, có núi, có sông thì bạn sẽ chọn nơi nào?
- Con người nếu như không có thiên nhiên thì con ngời chỉ như một cái máy, chắc chắn không ai có thể thoát khỏi hội chứng của sự căng thẳng. Thiên nhiên chính là liều thuốc bổ đối với sức khoẻ của con người.
+ Luận điểm 2: Thiên nhiên đem đến cho ta sự hiểu biết niềm vui :
- Tham quan thiên nhiên ta sẽ tích luỹ được các kiến thức về sinh học, vật lý hay hoá học.
- Thiên nhiên là nơi ta thực hành những kiến thức mà ta tích luỹ được qua sách vở
- Gần gũi với thiên nhiên là thêm yêu đời, yêu cuộc sống, tạo nên cảm hứng sáng tác văn học. (Dẫn chứng một số nhà văn gần gũi với thiên nhiên trong văn học: Nguyễn Trãi trong Côn Sơn ca, Bác Hồ với những vần thơ t

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_8_phan_tap_lam_van.doc