Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 9

Bài 41: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI.

 

 Môi trường sống của sinh vật?

  1. - Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển, sinh sản của sinh vật.

          - Có 4 loại môi trường: Môi trường nước, môi trường trong đất, môi trường  trên mặt đất -không khí và môi trường sinh vật

 

Các nhân tố sinh thái của môi trường? 

  1. Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.
  2. - Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm: Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh.

     - Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm: nhân tố ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, đất...

     - Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm nhân tố sinh thái con người và nhân tố sinh thái các sinh vật khác. 

doc 4 trang Hòa Minh 06/06/2023 2660
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 9

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 9
iệt độ từ 5 – 420C, phát triển mạnh nhất ở 300C, vượt qua khỏi giới hạn trên cá sẽ chết.
Bài 42: ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT.
 Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật?
- Ánh sáng ảnh hưởng nhiều tới đời sống thực vật, làm thay đổi những đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vật.
- Mỗi loại cây thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau. Có nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng.
Ví dụ: 
- Nhóm cây ưa sáng: cây bạch đàn, cây lúa, cây xoài...
- Nhóm cây ưa bóng: cây me đất, cây lá lốt, cây càng cua, cây trầu không... 
 Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật?
- Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian. Ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật.
 Có nhóm động vật ưa sáng và nhóm động vật ưa tối.
Ví dụ: 
- Nhóm động vật ưa sáng: chó, trâu, dê, cừu, bò...
- Nhóm động vật ưa tối: con mực, vạc, diệc, sếu, cú mèo...
Bài...ường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
*Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau:
+ Các thành phần vô sinh: đất, nước, thảm mục. . . 
+ Sinh vật sản xuất là thực vật 
 	+ Sinh vật tiêu thụ gồm: động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt.
 + Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.
Chuỗi thức ăn: là một dãy các loài sinh vật có quan hệ về dinh dưỡng. Trong đó mỗi loài sinh vật là một mắt xích, nó vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía sau vừa là sinh vật bị mắt xích phía trước tiêu thụ.
Vận dụng:
Cho các sinh vật sau: Cây cỏ, sâu, bọ ngựa, gà, chim sâu, đại bàng, cáo, hổ, vi sinh vật. ( hãy vẽ các chuỗi thức ăn từ các sinh vật trên). 
Bài 54-55: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG.
 Ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân làm cho môi trường bị ô nhiễm?
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trừơng tự nhiên bị nhiễm bẩn đồng thời các tính chất vật lí hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.
- Ô nhiễm môi trường do :
+ Hoạt động của con ngừơi 
+ Hoạt động của tự nhiên: núi lửa, sinh vật 
Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường?
*Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt 
Các chất thải từ nhà máy,phương tiện giao thông, đun nấu sinh hoạt là CO2, SO2 gây ô nhiễm không khí.
*Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học: 
 Các chất độc hại phát tán và tích tụ.
Hoá chất (dạng hơi) theo nước mưa đất, tích tụ, gây ô nhiễm mạch nước ngầm.
Hoá chất ( dạng hơi) theo nước mưa ra ao hồ , sông, biển tích tụ. 
Hoá chất còn bám và ngấm vào cơ thể sinh vật.
*Ô nhiễm do các chất phóng xạ 
Gây đột biến ở người và sinh vật 
Gây một số bệnh di truyền và ung thư 
* Ô nhiễm do các chất thải rắn: Các chất thải rắn gây ô nhiễm gồm: đồ nhựa, giấy vụn, mảnh cao su, bông kim tiêm y tế, vôi gạch vụn 
* Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh: 
+ Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ chất thải không được xử lí (Phân, nước thải sinh hoạt, xác động vật)
Sinh vật gâ

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_lop_9.doc