Đề cương ôn tập học kỳ II môn Vật lí Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Gành Hào

Câu 1: Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật nhiễm điện có tính chất gì?

- Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát. 

- Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác và làm sáng bút thử điện.

Câu 2: Có mấy loại điện tích? Các vật tương tác với nhau như thế nào? 

Có hai loại điện tích là điện tích âm và điện tích dương.

- Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, các vật nhiễm điện khác loại thì hút nhau.

Câu 3: Khi nào vật nhiễm điện âm, nhiễm điện dương?

- Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectron, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectron.

Câu 4: Dòng điện là gì? Nguồn điện là gì?

- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

- Nguồn điện cung cấp dòng điện cho các dụng cụ điện hoạt động. 

Câu 5: Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? Dòng điện trong kim loại là gì?

- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. 

- Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectron tự do dịch chuyển có hướng.

Câu 6: Quy ước chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín?

- Chiều dòng điện quy ước là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.

Câu 7: Cường độ dòng điện cho biết gì? Đơn vị đo, dụng cụ đo?

- Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn và ngược lại. 

- Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe (A) hoặc miliampe ( mA)

- Dụng cụ đo cường độ dòng điện là ampe kế.

- Mắc ampe kế nối tiếp vào mạch điện sau cho chốt dương ampe kế nối về phía cực dương nguồn điện.

doc 4 trang Bảo Đạt 23/12/2023 4860
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ II môn Vật lí Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Gành Hào", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kỳ II môn Vật lí Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Gành Hào

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Vật lí Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Gành Hào
 qua, chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. 
- Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectron tự do dịch chuyển có hướng.
Câu 6: Quy ước chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín?
- Chiều dòng điện quy ước là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
Câu 7: Cường độ dòng điện cho biết gì? Đơn vị đo, dụng cụ đo?
- Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn và ngược lại. 
- Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe (A) hoặc miliampe ( mA)
- Dụng cụ đo cường độ dòng điện là ampe kế.
- Mắc ampe kế nối tiếp vào mạch điện sau cho chốt dương ampe kế nối về phía cực dương nguồn điện.
Câu 8: Hiệu điện thế, đơn vị, dụng cụ đo? Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện có ý nghĩa gì? 
- Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế. 
- Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn (V ). Ngoài ra còn đơn vị là milivôn (mV) hay kilôvôn (KV).
- Dụng cụ đo HĐT là vôn kế.
- Mắc vôn kế song song với mạch điện sau cho chốt dương vôn kế mắc về phía ...
A. Ăc quy B. Pin C. Máy phát điện D. Bóng đèn điện
8. Thiết bị nào sau đây là nguồn điện
A.Quạt máy B. Ắc quy C.Bếp lửa D. Đèn pin
9. Trong các vật dưới đây, vật cách điện là
A. Một đoạn dây thép                                                     B. Một đoạn dây nhựa
C. Một đoạn dây nhôm                                                   D. Một đoạn ruột bút chì
10. Chất nào sau đây là chất dẫn điện 
A. Sắt B. Nhựa C. Thủy tinh D. Cao su
11. Vật nào dưới đây không phải là vật cách điện
A. Một đoạn ruột bút chì. C. Thanh gỗ khô. 
B. Một đoạn dây nhựa. D. Thanh thủy tinh.
12. Êlectrôn tự do có trong vật nào dưới đây
A. Mảnh ni lông. B. Mảnh giấy khô. C. Mảnh nhôm D. Mảnh nhựa.
13. Nếu sơ ý để dòng điện đi qua cơ thể người thì có thể làm cho các cơ co giật, tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt. Đó là tác dụng gì của dòng điện 
A. Tác dụng nhiệt. B. Tác dụng hóa học. C. Tác dụng từ. D. Tác dụng sinh lí.
14. Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ điện nào dưới đây khi chúng đang hoạt động bình thường
A. Ruột ấm nước điện. B. Công tắc. 
C. Dây dẫn điện của mạch điện trong gia dình. D. Đèn báo của tivi.
15. Khi sản xuất pin hay acquy, người ta đã sử dụng tác dụng gì của dòng điện
 A. Tác dụng nhiệt. 	B. Tác dụng phát sáng.
 C. Tác dụng từ. 	D. Tác dụng hoá học. 
16. Dòng điện có tác dụng hóa học vì có thể
A. Phân tích dung dịch muối đồng thành đồng nguyên chất.
B. Gây ra vết bỏng trên cơ thể khi va chạm vào bàn là điện đang nóng.
C. Làm biến dạng một số đồ vật làm bằng chất dẫn điện.
D. Làm chân tay bị co giật, tê liệt hệ thần kinh.
17. Giữa hai cực của nguồn điện có
A. Cường độ dòng điện. B. Một dòng điện. C. Một hiệu điện thế. D. Một điện tích.
18. Ampe (A) là đơn vị đo của :
A. Lực B. Ampe kế C. Hiệu điện thế	D. Cường độ dòng điện
19. Vôn (V) là đơn vị đo của : 
A. Hiệu điện thế B. Vôn kế C. Lực D. Cường độ dòng điện
20. Trong đoạn mạch mắc 2 bóng đèn song song có cường độ dòng điện qua bóng đèn 1 là...ctrôn?
Câu 4 Vẽ sơ đồ mạch điện gồm nguồn điện ( 2 pin ) ,dây dẫn, công tắc dùng chung cho cả hai bóng đèn mắc song song, một Ampe kế đo cường độ dòng điện qua mạch chính và một Vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch song song. Với mạch điện trên, khi hai đèn sáng:
 a) Nếu Ampe kế chỉ 1,5A và biết cường độ dòng điện qua đèn 1 là 0,5A. Tìm cường độ dòng điện qua đèn 2
 b) Nếu Vôn kế chỉ 6V thì hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đèn là bao nhiêu . Tại sao ?
 Gành Hào, Ngày 9 tháng 06 năm 2020
 Ký duyệt BGH Ký duyệt tổ trưởng Người soạn
 Nguyễn Thị Bảnh Em Lê Bé Đil

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_mon_vat_li_lop_7_nam_hoc_2019_2020.doc