Đề cương ôn tập học kỳ II môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Gành Hào
* Chương I. Cơ học
1. Công suất
- Khả năng sinh công của một lực gọi là công suất.
- Độ lớn của công suất được xác định bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.
Công thức : P = A/t
A: công thực hiện được đơn vị là J;
t: thời gian thực hiện cơng đơn vị là s (giây);
P : công suất đơn vị là W (Oát).
2. Cơ năng
- Khi một vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng. Thế năng và động năng là hai dạng của cơ năng.
- Cơ năng của một vật có được do có độ cao so với mặt đất hoặc so với vị trí ban đầu thì vật có thế năng hấp dẫn. Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng và độ cao của vật.
- Cơ năng của một vật có được do chuyển động gọi là động năng . Động năng phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật.
- Cơ năng của một vật có được do tính đàn hồi thì vật có thế năng đàn hồi. Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào khả năng đàn hồi của vật.
* Chương II: Nhiệt học
1. Các chất được cấu tạo như thế nào?
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
2. Nguyên tử phân tử chuyển động hay đứng yên.
+ Nguyên tử, phân tử có những tính chất:
- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
- Nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.
- Nhiệt độ của vật càng cao thì nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kỳ II môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Gành Hào

học 1. Các chất được cấu tạo như thế nào? - Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. 2. Nguyên tử phân tử chuyển động hay đứng yên. + Nguyên tử, phân tử có những tính chất: - Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. - Nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. - Nhiệt độ của vật càng cao thì nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh 3. Nhiệt năng - Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. - Nhiệt năng của một vật thay đổi bằng 2 cách: thực hiện công và truyền nhiệt. - Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. Nhiệt năng và nhiệt lượng có đơn vị là Jun ( J ). 4. Dẫn nhiệt - Nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác, truyền từ phần này sang phần khác trong cùng một vật gọi là sự dẫn nhiệt. - Sự dẫn nhiệt chủ yếu trong môi trường chất rắn. - Trong chất rắn kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. - Tính dẫn nhiệt giãm dần trong môi trườn...ng suất của ngựa là A. 675W; B. 2430W; C. 30W; D. 8748W. Câu 5: Động năng của vật phụ thuộc vào những yếu tố nào chọn câu trả lời đầy đủ nhất. A. Khối lượng của vật. B. Vận tốc của vật. C. Khối lượng và chất làm vật. D. Khối lượng và vận tốc của vật. Câu 6: Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào A. độ biến dạng của vật đàn hồi. B. vận tốc của vật. C. khối lượng. D. khối lượng và chất làm vật. Câu 7: Trong các vật sau đây, vật nào không có động năng: A. Hòn bi nằm yên trên sàn nhà. B. Máy bay đang bay. C. Hòn bi đang lăn trên sàn nhà. D. Viên đạn đang bay đến mục tiêu. Câu 8: Trong các vật sau đây, vật nào có thế năng đàn hồi A. Chiếc bàn đứng yên trên sàn nhà. B. Viên bi đang chuyển động. C. Lò xo đang bị nén lại. D. Quả bóng đang bay trên cao. Câu 9: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động hỗn độn không ngừng nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên A. Khối lượng của vật. B. Trọng lượng của vật. C. Nhiệt độ của vật. D. Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật. Câu 10. Một vật được xem là có cơ năng khi vật đó A. Có khối lượng lớn B. Chịu tác dụng của một lực lớn C. Có trọng lượng lớn D. Có khả năng thực hiện công lên vật khác. Câu 11: Quả bóng bay dù buộc thật chặt để ngoài không khí một thời gian vẫn bị xẹp. Vì A. cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng, nó tự động co lại. B. lúc bơm không khí vào trong bóng còn nóng, sau một thời gian không khí nguội đi và co lại làm cho bóng bị xẹp. C. giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể chui qua đó thoát ra ngoài. D. không khí nhẹ nên có thể chui qua lỗ buộc ra ngoài. Câu 12. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng tăng. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng giảm. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì khối lượng ri... Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là A. Nhiệt năng B. Nhiệt lượng C. Nhiệt dung riêng D. Nhiệt độ Câu 22: Tác dụng của ống khói trong các nhà máy là A. Tạo ra sự truyền nhiệt B. Tạo ra sự bức xạ nhiệt C. Tạo ra sự đối lưu D. Tạo ra sự dẫn nhiệt Câu 23: Đơn vị đo nhiệt lượng là A. Niu tơn (N) B. Kg/ J C. J/ Kg D. Jun (J) Câu 24: Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt đến kém sau đây, cách nào đúng A. Không khí, đồng ,nước. B. Nước, đồng, không khí. C. Đồng, không khí, nước. D. Đồng, nước, không khí. Câu 25. Vật nào sau đây có khả năng hấp thụ nhiệt tốt A. Vật có khả năng dẫn nhiệt tốt B. Vật có bề mặt sần sùi và sẫm màu C. Vật có bề mặt nhẵn, màu sáng D. Vật có nhiệt năng thấp. Câu 26: Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K có nghĩa là A. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1kg nước tăng lên 10C là 4200J/kg.K. B. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1g nước tăng lên 10C là 4200J. C. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1kg nước tăng lên 10C là 4200J/kg. D. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1kg nước tăng lên 10C là 4200J. Câu 27: Khi pha 100g nước sôi vào 100g nước ở nhiệt độ 200C ta thu được 200g nước ở nhiệt độ A. 1000C B. 800C C. 600C D. 200C Câu 28: Người ta cung cấp cho 5 lít nước một nhiệt lượng là 840 kJ. Cho nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J/kg.K. Hỏi nước sẽ nóng lên thêm bao nhiêu độ A. 200C B. 250C C. 400C D. 600C Câu 29: Đun nóng 18 lít nước từ nhiệt độ ban đầu t1. Biết rằng nhiệt độ của nước tăng lên đến t2 = 600C khi nó hấp thu một nhiệt lượng là 1134 kJ. Cho nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J/kg.K. Hỏi nhiêu độ ban đầu của nước là bao nhiêu A. 150C B. 450C C. 40C D. 400C Câu 30. Đặt một chiếc thìa vào một ly nước đá đang tan, chiếc thìa lạnh đi, ta nói A. Nước đá truyền nhiệt cho chiếc thìa. B. Chiếc thìa truyền nhiệt cho nước đá. C. Ly truyền nhiệt cho chiếc thìa. D. Chiếc thìa lạnh đi bằng hình thức đối lưu. B. Tự luận: Câu 1: Viết công thức tính công suất, kể tên
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_mon_vat_li_lop_8_nam_hoc_2019_2020.doc