Đề cương ôn tập học kỳ II môn Vật lí Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phạm Thị Thúy
I. Giới hạn nội dung ôn tập:
- Truyền tải điện năng đi xa
- Máy biến thế
- Thấu kính phân kì
- Ảnh của 1 vật tạo bởi TKPK
- Mắt cận và mắt lão
- Kính lúp
II. Lý thuyết
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ II môn Vật lí Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phạm Thị Thúy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kỳ II môn Vật lí Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phạm Thị Thúy

giữa hai đầu đường dây đó. Câu 2. Công dụng của máy biến thế. Trình bày cấu tạo và hoạt động của máy biến thế? Công thức máy biến thế. Trả lời a. Công dụng: Máy biến thế có tác dụng biến đổi (tăng hoặc giảm ) hiệu điện thế xoay chiều. b. Cấu tạo của máy biến thế gồm các bộ phận chính: - Hai cuộn dây có số vòng dây khác nhau, đặt cách điện với nhau. - Một lõi sắt (hay thép) chung cho cả hai cuộn dây. Hoạt động: Máy biến thế hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi đặt một hiệu điện thế xoay chiều vào hai đầu cuộn dây sơ cấp của máy biến thế thì ở hai đầu của cuộn dây thứ cấp xuất hiện hiệu điện thế xoay chiều. c. Công thức của máy biến thế: Trong đó: U1 là hiệu điện thế ở hai đầu cuộn sơ cấp(V). U2 là hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp(V). n1 là số vòng dây của cuộn sơ cấp(vòng). n2 là số vòng dây của cuộn thứ cấp(vòng). U1 >U2 (n1>n2): ta có máy hạ thế U1 <U2 (n1<n2): ta có máy tăng thế Câu 3. Nêu cách nhận biết TKPK. Nêu đ...vị là xăng-ti-mét (cm). III. Bài tập Câu 1. Đường dây tải điện dài 100km, truyền đi một dòng điện có công suất 6MW và hiệu điện thế truyền tải là 10kV. Dây dẫn bằng đồng, cứ 1km có điện trở là 0,3Ω. Tính công suất hao phí trên đường dây? (Đs: 10800000W) Câu 2. Đường dây tải điện từ nhà máy thủy điện đến nơi tiêu thụ dài 120km. Dây dẫn được làm bằng đồng, cứ 1km có R = 0,4Ω. Người ta đo được cường độ dòng điện trên dây dẫn là 200A. Tính công suất hao phí trên đường dây? (Đs: 1920000W) Câu 3. Người ta cần truyền một công suất điện 100kW dưới một hiệu điện thế hiệu dụng 5kV đi xa. Trong quá trình truyền tải người ta đo được công suất hao phí trên đường dây là 10kW. Điện trở của dây dẫn là bao nhiêu? (R = 25Ω) Câu 4. Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 4400 vòng, cuộn thứ cấp có 240 vòng. Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220V thì ở hai đầu dây cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là bao nhiêu ? Câu 5. Một máy biến thế có hiệu điện thế cuộn sơ cấp là 220V, số vòng cuộn sơ cấp là 500 vòng, hiệu điện thế cuộn thứ cấp là 110V. Hỏi số vòng của cuộn thứ cấp là bao nhiêu vòng? Câu 6. Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có n1 = 5000 vòng, cuộn thứ cấp có n2 = 625 vòng. Nối hai đầu cuộn sơ cấp vào mạng điện có hiệu điện thế U1 = 220V. a) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp. b) Tính dòng điện chạy qua cuộn thứ cấp nếu nối hai đầu cuộn thứ cấp với điện trở 137,5 Ω. Coi điện năng không bị mất mát Câu 7. Mắc vôn kế vào hai đầu cuộn thứ cấp của một máy biến thế thì thấy vôn kế chỉ 9V. Biết hiệu điện thế của hai đầu cuộn sơ cấp là 360V. Hỏi: a) Biến thế nói trên là biến thế tăng hay giảm thế? b) Biết cuộn thứ cấp có 42 vòng. Tính số vòng dây ở cuộn sơ cấp. Câu 8. Đặt vật AB trước một thấu kính phân kì có tiêu cự f = 12 cm. Vật AB cách thấu kính khoảng d = 8 cm. A nằm trên trục chính, biết vật AB = 6 mm. Ảnh của vật AB cách thấu kính một đoạn bằng bao nhiêu? Câu 9. Cho trục của một thấu kính, A’B’ là ảnh của AB như hình vẽ: a) Không cần vẽ ảnh,
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_mon_vat_li_lop_9_nam_hoc_2019_2020.docx