Đề cương ôn tập kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020
2. HÀNH ĐỘNG NÓI
A/ KHÁI NIỆM: Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
VD: Bạn hãy chăm học môn văn hơn nữa!
B/ CÁC KIỂU HÀNH ĐỘNG NÓI THƯỜNG GẶP
-HĐ hỏi.
VD: Bạn ôn đề cương môn Ngữ văn chưa?
-HĐ trình bày (báo tin, kể ,tả, nêu ý kiến, dự đoán…)
VD: Ngày … tháng 5, học sinh khối 8 thi môn Ngữ văn. (trình bày)
-HĐ điều khiển(cầu khiến, đe dọa, thách thức…)
VD: Bạn nên ôn tập kĩ các môn để chuẩn bị thi kì II.
-HĐ hứa hẹn.
VD: Em xin hứa sẽ học bài và làm bài tốt trong kì thi.
-HĐ bộc lộ cảm xúc.
VD:Ôi, thích quá mình đã ôn tập xong các môn rồi!
C/ CÁCH THỰC HIỆN HÀNH ĐỘNG NÓI
-Cách trực tiếp: thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó.
VD: Bạn học thuộc đề cương môn Ngữ văn chưa?
-Cách gián tiếp: Được thực hiện bằng kiểu câu khác.
VD: Bạn chuyển giúp mình quyển sách này cho Lan được không?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020

ôn hiện đại. -Xây dựng hình ảnh đối lập. -Kết hợp giữa biểu cảm với kể và tả. Khắc họa hình ảnh ông đồ, nhà thơ thể hiện nỗi tiếc thương cho nhưng giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang bị tàn phai. Quê hương Tế Hanh(1921-2009) Thể thơ tám chữ Bài thơ đã vẽ lên một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng Chài cùng tình yêu quê hương tha thiết của tác giả. -Sáng tạo nên những hình ảnh của cuộc sống lao động thơ mộng. -Tạo liên tưởng, so sánh độc đáo, lời thơ bay bổng, đầy cảm xúc. -Sử dụng thể thơ tám chữ hiện đại có những sáng tạo mới mẻ, phóng khoáng. Bài thơ là một bày tỏ của tác giả về một tình yêu tha thiết đối với quê hương làng biển Khi con tu hú Tố Hữu(1920- 2002) Thể thơ lục bát Thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. -Viết theo thể thơ lục bát, giàu nhạc điệu, mượ... nước Bài chiếu đã phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường cảu dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. -Kết cấu ba phần chặt chẽ. -Giọng văn trang trọng. -Ngôn ngữ có tính chất tâm tình. Ý nghĩa lịch sử của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và nhận thức về vị thế, sự phát triển đất nước của Lý Công Uẩn Hịch tướng sĩ Trần Quốc Tuấn (1231- 1300) Thể loại : Hịch -Hịch là thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài -Đặc điểm: Hịch có kết cấu chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục. Đặc điểm nổi bật là khích lệ tình cảm, tinh thần người nghe. Hịch thường được viết theo thể văn biền ngẫu. Bài Hịch đã phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược. -lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, luận điểm rõ ràng, luận cứ chính xác. -Sử dụng phép lập luận linh hoạt(so sánh, bác bỏ,) chặt chẽ. -Sử dụng lời văn thể hiện tình yêu nước mãnh liệt ,chân thành, gây xúc động cho người đọc. Hịch tướng sĩ nêu lên vấn đề nhận thức và hành động trước nguy cơ đất nước bị xâm lược. Nước Đại Việt ta Nguyễn Trãi(1380- 1442) -Thể loại: Cáo -Cáo là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết. -Đặc điểm: Viết bằng văn biền ngẫu, có tính chất hùng biện, do đó lời lẽ phải đanh thép, lí luận phải sắc bén, kết cấu chặt chẽ, mạch lạc. Đoạn trích có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập: Nước ta là nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, có chủ quyền ,có truyền thống lịch sử: kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thấp bại. -Viết theo thể văn biền ngẫu. -Lập luận chặt chẽ, cúng cứ hùng hồn, lời văn trang trọng, tự hào. Nước Đại Việt ta thẻ hiện quan niệm, t...ặc điểm hình thức Chức năng Câu nghi vấn -Câu nghi vấn là câu có những từ nghi vấn: ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả hoặc có từ hay nối các vế có quan hệ lựa chọn. -Khi viết câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi. -Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than, dấu chấm lửng. -Dùng để hỏi. -Trong nhiều trường hợp câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ cảm xúc, và không yêu cầu người đối thoại trả lời. VD: Bạn đã học đề cương môn Ngữ văn chưa? (hỏi) Câu cầu khiến -Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ,đi, thôi, nàohay ngữ điệu cầu khiến. -Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm. Câu càu khiến dùng để :yêu cầu, ra lệnh, khuyên bảo, đề nghị VD:Bạn đừng đổ rác ở đây.(yêu cầu) Câu cảm thán -Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ôi, trời ơi, thay, xiết bao, biết bao, -Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than Câu cảm thán dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói(người viết); xuất hiện chue yếu trong ngôn ngữ văn chương. VD:Ôi, mình thuộc đề cương môn văn rồi! Câu trần thuật -Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán. -Khi viết câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, đôi khi có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng. Chức năng chính dùng để kể, thông báo, nhận định miêu tả, Ngoài ra câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị, bộc lộ cảm xúc, hứa hẹn, nhận xét,(vốn là chức năng chính của kiểu câu khác) VD: Ngày mai, khối 8 đi lao động. ( thông báo) Câu phủ định Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định: không, chẳng, chưa, chả, không phải, chẳng phải, đâu(có) -Dùng để thông báo, xác định không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó.( câu phủ định phủ định miêu tả). -Phản bác một ý
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_ki_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2019_2020.docx