Đề cương ôn tập kiểm tra 1 tiết môn Sinh học Lớp 11 - Năm học 2016-2017
1. Khái niệm xinap: là diện tiếp xúc giữa TB thần kinh với TB TK hoặc TB TK với TB khác (TB cơ, tuyến,..)
2.Cấu tạo xinap hóa học:
- Chùy xinap: có các bóng chứa chất trung gian hóa học (axêtincôlin, norađrênalin,…).
- Màng trước xinap.
- Khe xinap.
- Màng sau xinap: có gắn thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.
3. Quá trình truyền tin qua xinap:
- Xung TK truyền đến làm Ca2+ đi vào chùy xinap;
- Ca2+ vào làm bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng chất trung gian hóa học vào khe xinap;
- Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể trên màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt động (xung TK) lan truyền đi tiếp.
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra 1 tiết môn Sinh học Lớp 11 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập kiểm tra 1 tiết môn Sinh học Lớp 11 - Năm học 2016-2017

câu TL Số điểm: 1.9; tỉ lệ:19 % Số câu: 3 câu TNKQ; Số điểm: 0.9; tỉ lệ: 9% ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA 1 TIẾT SINH 11 NĂM 2016- 2017 BÀI 26-27 . CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT I. CẢM ỨNG Ở ĐV 1. Khái niệm - Cảm ứng ở động vật là phản ứng (trả lời) lại các kích thích từ môi trường sống để tồn tại và phát triển. - Đặc điểm: + Tốc độ phản ứng nhanh hơn ở thực vật. + Động vật có tổ chức thần kinh, cảm ứng được gọi là phản xạ. 2. Các hình thức cảm ứng ở động vật: 2.1. Động vật chưa có tổ chức thần kinh (động vật đơn bào, đa bào bậc thấp): chuyển động cả cơ thể hoặc co rút chất nguyên sinh. 2.2. Động vật có tổ chức thần kinh: Hình thức cảm ứng ĐV có hệ thần kinh lưới ĐV có hệ thần kinh chuỗi hạch ĐV có hệ thần kinh ống - Đại diện Ruột khoang (thủy tức) Chân khớp (Côn trùng), giun dẹp, đỉa Cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú (người) - Đặc điểm cấu tạo Các tế bào thần kinh nằm rải rát khắp cơ thể. Các tế bào thần kinh tập trung thành hạch (hạch bụng, hạch ngực, hạch thân) Các tế bào thầ... xinap: - Xung TK truyền đến làm Ca2+ đi vào chùy xinap; - Ca2+ vào làm bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng chất trung gian hóa học vào khe xinap; - Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể trên màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt động (xung TK) lan truyền đi tiếp. BÀI 31-32: TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT A. Lý thuyết: I. Khái niệm: Tập tính là chuỗi các phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường, nhờ đó mà ĐV thích nghi và tồn tại. II. Phân loại: - Tập tính bẩm sinh: khi sinh ra đã có, có tính di truyền, đặc trưng cho loài và bền vững. Ví dụ: nhện giăng tơ, tò vò làm tổ, - Tập tính học được: hình thành trong đời sống cá thể qua học tập và rút kinh nghiệm. Ví dụ: chó đếm bằng tiếng sủa, khỉ làm xiếc, chim đập trứng, Ngoài ra, còn có tập tính hỗn hợp (vừa bẩm sinh, vừa học được). Ví dụ: mèo bắt chuột III. Cơ sở thần kinh của tập tính: chuỗi phản xạ. 1. Cơ sở thần kinh của tập tính bẩm sinh: là chuỗi phản xạ không điều kiện " do gen qui định. 2. Cơ sở thần kinh của tập tính học được: là chuỗi phản xạ có điều kiện " hình thành từ các mối liên hệ thần kinh tạm thời. IV. Một số hình thức học tập ở động vật: 1. Quen nhờn: ĐV phớt lờ không trả lời kích thích nếu kích thích lặp lại nhiều lần mà không kèm theo sự nguy hiểm. => “Xóa” thông tinh vô nghĩa. Vd: rùa không rụt đầu vào mai nữa khi thả hòn đá nhỏ cạnh rùa nhiều lần. 2. In vết: ĐV mới nở (phổ biến ở lớp chim) chạy theo vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên. => Để được chăm sóc bảo vệ. Vd: vịt con đi theo mẹ khi mới nở, 3. Điều kiện hóa: - Đáp ứng (Paplôp): Hình thành mối liên kết tạm thời qua tác động của các kích thích phối hợp đồng thời. Vd: mèo nghe riếng khua bát đũa vội chạy vào bếp, chó nghe tiếng chuông sẽ tiết nước bọt. - Hành động (Skinnơ): liên kết một hành vi với một phần thưởng hoặc phạt. Vd: khỉ làm xiếc 4. Học ngầm: học trong vô thức. => làm quen với MT để nhận ra thứ cần hoặc kẻ thù. Vd: thuộc đường đi, thuộc bài h... kinh trên sợi thần kinh không có bao myelin và có bao myelin. - Giống nhau về cách lan truyền: Xung thần kinh lan truyền là do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp hết vùng này sang vùng khác. - Khác nhau về cách lan truyền: Xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh không có bao myelin liên tiếp từ vùng này sang vùng khác kề bên, còn xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh có bao myelin theo cách nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác nên tốc độ lan truyền nhanh. Câu 4: Ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, các tập tính của chúng hầu hết là tập tính bẩm sinh, tại sao? - Hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch khá đơn giản, số lượng tế bào thần kinh không nhiều nên khả năng học tập thấp, việc học tập và rút kinh nghiệm rất khó khăn. Hơn nửa, tuổi thọ của chúng thường ngắn nên không có nhiều thời gian cho việc học tập. - Do khả năng tiếp thu bài học kém và không có nhiều thời gian để học, rút kinh nghiệm nên các động vật này sống và tồn tại chủ yếu nhờ vào các tập tính bẩm sinh. Câu 5: Vì sao tập tính bẩm sinh lại bền vững, không thay đổi trong khi tập tính học được thì có thể thay đổi và rất đa dạng? - Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện mà trình tự của chúng trong hệ thần kinh đã được gen quy định sẵn từ khi sinh ra. Tập tính bẩm sinh thường bền vững và không thay đổi. - Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện. Quá trình hình thành tập tính là sự hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron. Sự hình thành này có thể mất đi hay thay đổi bằng sự hình thành mới. Sự học tập rất đa dạng nên sự hình thành các mối quan hệ cũng đa dạng. Vì vậy tập tính học được có thể thay đổi và rất đa dạng. Câu 6: Cho một vài ví dụ về ứng dụng hiểu biết tập tính của động vật trong đời sống con người. - Dạy hổ, voi, cá heo làm xiếc. - Dạy chó, chim ưng đi săn. - Làm bù nhìn trên ruộng để đuổi chim choc phá hoại mùa màng. - Nghe tiếng kẻng, trâu bò nuôi trở về chuồng. - Dạy chó gi
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_kiem_tra_1_tiet_mon_sinh_hoc_lop_11_nam_hoc.doc