Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 2 môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2019-2020
BÀI 1. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN:
Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. (Nhôm nở vì nhiệt >Đồng nở vì nhiệt >Sắt)
BÀI 2. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG:
Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. (Rượu nở vì nhiệt >dầu nở vì nhiệt >nước)
BÀI 3. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ:
Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
BÀI 4. SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC:
Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc
Đặc điểm:
- Phần lớn các chất nóng chảy hay đông đặc ở một nhiệt độ nhất định, nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.
- Trong thời gian nóng chảy hay đông đặc nhiệt độ của các vật không thay đổi
Ứng dụng: Đúc đồng, luyện gang thép…
BÀI 5. SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ:
Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
Đặc điểm:
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 2 môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2019-2020

g thời gian nóng chảy hay đông đặc nhiệt độ của các vật không thay đổi Ứng dụng: Đúc đồng, luyện gang thép BÀI 5. SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ: Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ. Đặc điểm: - Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng. - Ở nhiệt độ bình thường vẫn có hiện tượng bay hơi đối với chất lỏng BÀI 6. SỰ SÔI Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi. B. BÀI TẬP TỰ LUẬN 1. Cho biết trong quá trình đúc tượng đồng có những quá trình chuyển thể nào của đồng ?( nêu rõ các quá trình chuyển thể) .. 2. Hãy tìm các ví dụ về hiện tượng bay hơi, ngưng tụ, nóng chảy, đông đặc. 3. Để thu họach được muối khi cho nước biển chảy vào ruộng muối ( nước trong nước biển bay hơi, còn muối đọng lại) thì cần thời tiết như thế nào? 4. Tại sao khi trồng chuối hay tr...g các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây, cách nào đúng? A. Lỏng, khí, rắn. B. Rắn, khí, lỏng. C. Rắn, lỏng, khí. D. Khí, rắn, lỏng. Câu 12: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy? A. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước. B. Đốt một ngọn nến. C. Đốt một ngọn đèn dầu. D. Đúc một cái chuông đồng. Câu 13: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là sự bay hơi? A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng. B. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng. C. Không nhìn thấy được. D. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng. Câu 14: Sự ngưng tụ là sự chuyển từ A. thể lỏng sang thể hơi. B. thể lỏng sang thể rắn. C. thể rắn sang thể lỏng. D. thể hơi sang thể lỏng. Câu 15: Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của chất lỏng: A. Khi tăng khi giảm. B. Tăng dần lên. C. Giảm dần đi. D. Không thay đổi. Câu 16: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau, cách sắp xếp nào đúng: A. Rượu, sắt, khí ôxi. B. Khí ôxi, rượu, sắt. C. Rượu, khí ôxi, sắt. D. Khí ôxi, sắt, rượu. Câu 17: Khi nấu cơm ta mở nắp vung ra thì thấy bên trong nắp có các giọt nước bám vào là do: A. hơi nước trong nồi ngưng tụ. B. hạt gạo bị nóng chảy. C. hơi nước bên ngoài nồi ngưng tụ. D. hơi nước bên ngoài nồi đông đặc. Câu 18: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là sự bay hơi? A. Quần áo sau khi giặt được phơi khô. B. Lau ướt bảng, một lúc sau bảng sẽ khô. C. Mực khô sau khi viết. D. Sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây. Câu 19: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự ngưng tụ? A. Sự tạo thành mây. B. Phơi quần áo cho khô. C. Nước trong cốc cạn dần. D. Sự tạo thành hơi nước. Bài 20: Bánh xe đạp khi bơm căng, nếu để ngoài trưa nắng sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao? A. Nhiệt độ tăng làm cho vỏ bánh xe co lại. B. Nhiệt độ tăng làm cho ruột bánh xe nở ra. C. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe co lại. D. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe n
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_2_mon_vat_li_lop_6_nam_hoc_2.docx