Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 1
Bài Đồng chí
* Kiến thức cơ bản
a. Tác giả Chính Hữu: ( 1926-2007) quê Hà Tĩnh.
- Làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh.
- Ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc, cảm xúc dồn nén.
b.Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: Đầu năm 1948 sau khi cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc.
- Thể Thơ: Tự do
- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.
- Nội dung chính:
Tình đồng chí dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng.
Thể hiện hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ qua những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
c. Nội dung cảm nhận:
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 1

h ngộ xuất thân nghèo khó: “Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá” - Tình đồng chí, đồng đội nảy sinh từ sự cùng chung nhiệm vụ, sát cánh bên nhau trong chiến đấu: “Súng bên sung, đầu sát bên đầu” - Tình đồng chí, đồng đội nảy nở bền chặt trong sự chan hòa, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, đó là mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt, mà tác giả biểu hiện bằng một hình ảnh hết sức cụ thể, giản dị mà đầy sức gợi cảm: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” -Câu thơ thứ bảy “Đồng chí!” Là một dòng thơ đặc biệt, chỉ có một từ với hai tiếng và dấu chấm than tạo một điểm nhấn, một sự phát hiện, một lời khẳng định, đồng thowig như cái bản lề gắn kết với đoạn thứ hai. -Cả đoạn thơ là cội nguồn và sự hình thành tình đồng chí keo sơn giữa những người đồng đội. * Đoạn 2 ( 10 câu tiếp theo): Biểu hiện của tình đồng chí. - Đồng chí, đó là sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau “Ruộng nương anh gởi bạn thân cày . Giếng nước ...h nói mơ hồ. Ví dụ:- Dây cà ra dây muống. - nửa úp nửa mở Phương châm lịch sự : yêu cầu khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác. Ví dụ: +Một câu nhịn là chín câu lành + Nói băm nói bổ. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp: Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với tình huống giao tiếp. Việc không tuân thủ phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau: - Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp. - Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn. - Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó. 2. Bài tập: Bài 1. Giải thích nghĩa và cho biết các trường hợp sau liên quan đến phương châm hội thoại nào ? Đặt câu với một số trường hợp. - Nói nhăng, nói cuội - Nói như đinh đóng cột - Chuyện con cà qua chuyện con kê. - Lời chào cao hơn mâm cỗ - Trống đánh xuôi , kèn thổi ngược Bài 2: Câu ca dao khuyên chúng ta thực hiên tốt phương châm hội thoại nào khi giao tiếp? Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Bài 3: Đọc mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi. Trên một chiếc tàu viễn dương nọ, viên thuyền phó có thói nghiện rượu, còn viên thuyền trưởng lại là người rất ghét chuyện uống rượu. Một hôm thuỵền trưởng ghi vào nhật kí của tàu : “Hôm nay thuyền phó lại say rượu. Hôm sau, đến phiên trực của mình, viên thuyền phó đọc thấy câu này, bèn viết vào trang sau: “Hôm nay thuyền trưởng không say rượu.”, Trong mẩu chuyện này có câu nào cố ý không tuân thủ phương châm hội thoại ? Đó là phương châm hội thoại nào ? ---------------------------------------------------------------------------------------------------- C. Phần Tập làm văn. CHUYÊN ĐỀ 1 : NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG TRONG ĐỜI SỐNG I. Lý thuyết: 1. Tóm tắt kiến thức cơ bản: - Nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có ...bài một cách ngắn gọn, không được phân tích, giải thích, bình luận lấn sang phần thân bài. – Để phần mở bài gây được sự chú ý với người đọc, người viết có thể mở bài bằng cách trích danh ngôn có nội dung, ý nghĩa đúng với vấn đề hoặc mở bài bằng cách dẫn dắt nội dung bằng câu chuyện nhỏ liên quan đến nội dung của đề bài hoặc mở bài bằng cách đặt câu hỏi. * Kỹ năng viết kết bài Kết bài phải khái quát được vấn đề, từ đó phải nêu ra được bài học nhận thức và hành động; Bày tỏ suy nghĩ riêng của người viết. – Kết bài cũng phải tuân theo nguyên tắc: Viết ngắn gọn, khái quát trong một đoạn văn khoảng 5 đến 7 dòng. – Kết bài cũng có thể mượn câu danh ngôn, câu thơ phù hợp với nội dung nêu ở phần thân bài. 4.2. Kỹ năng lựa chọn và phân tích dẫn chứng. – Trong bài nghị luận xã hội, người viết phải huy động cả dẫn chứng trong sách vở và thực tế đời sống. – Mục đích của việc đưa dẫn chứng vào bài văn nghị luận xã hội là để người đọc người nghe tin vào lý lẽ, lập luận của người viết nên dẫn chứng đưa vào bài văn phải thật chính xác, toàn diện tránh đưa dẫn chứng một cách tràn lan, lệch hoặc không sát với vấn đề nghị luận. Dẫn chứng cần phải đan xen trong bài viết. Khi đưa dẫn chứng cần có sự phân tích dẫn chứng để cho bài văn sâu sắc. 4.3. Kỹ năng diễn đạt, triển khai ý và kỹ năng trình bày của bài văn nghị luận xã hội. – Kỹ năng diễn đạt: Bài viết phải thể hiện được quan điểm, lập trường tư tưởng của người viết đối với vấn đề đặt ra trong bài văn. Để làm được điều đó người viết phải xác định được tư cách của người viết đối với vấn đề dặt ra trong đề bài. Bài viết diễn đạt trong sáng dễ hiểu, tự nhiên, linh hoạt, ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ. Lời văn có sự kết hợp giữa lý và tình. Tránh viết lan man, dài dòng và sử dụng những từ ngữ xa lạ. – Kỹ năng triển khai ý: triển khai ý một cách rõ ràng, mạch lạc, khoa học tuân thủ theo những thao tác kỹ năng, trình tự xắp xếp các luận điểm, luận cứ . – Trình bày bài văn phải sạch đẹp, rõ ràng, khoa học. – Để bồ
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_mon_ngu_van_lop_9_tuan_1.docx