Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 2

A. Phần văn bản

    Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật:

     a. Tác giả: ( 1941-2007) quê Phú Thọ.

     - Là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước

     - Thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước

     - Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.

    b. Tác phẩm: 

     Hoàn cảnh sáng tác: Giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969, in trong tập “Vầng trăng quầng lửa”.

    Thể thơ: Tự do  (kết hợp 7 chữ và tám chữ)

    Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.

   c. Nội dung: Qua hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính, bài thơ khắc họa nổi bật hình ảnh người lính lái xe với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam

  d. Nghệ thuật:

   - Lựa chọn chi tiết độc đáo, có tính phát hiện, hình ảnh đậm chất hiện thực.

   - Ngôn ngữ đời sống, nhịp điệu linh hoạt, giọng điệu ngang tàng, trẻ trung, tinh nghịch.

e. Nội dung cảm nhận:

docx 6 trang Bảo Đạt 22/12/2023 4720
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 2

Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 2
h nghịch.
e. Nội dung cảm nhận:
 * Hình ảnh những chiếc xe không kính: 
 “Không có kính không phải vì xe không có kính
 Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi....”
Hiện thực khốc liệt của chiến tranh được thể hiện tinh tế qua những hình ảnh độc đáo, lạ thường: Những chiếc xe không kính, không đèn, không mui... đó là dấu tích của bom đạn kẻ thù đr lại trên từng chiếc xe.
*Hình ảnh người chiến sĩ lái xe: 
 - Tư thế ung dung hiên ngang: “Ung dung buồng lái ta ngồi
 Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”
-Thái độ bất chấp khó khăn, nguy hiểm và niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ trong tình đồng đội:
 “ Không có kính, ừ thì có bụi
 ........
 Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
 ................................................................
 Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”
Ý chí chiến đấu vì miền Nam:
 “ Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
 Chỉ cần trong xe có một trái tim”
Cần chú ý đến cấu trúc lặp “ừ thì, chưa cần” ; điệp ngữ...; giọng thơ rất gần với lời nói, có những câu như vă...khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật.
Bài 3 : Dùng những câu sau đây để viết thành lời dẫn trực tiếp bằng một đoạn văn.
a) Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù. (Ông Hai - Tác phẩm Làng- Kim Lân)
b) Mình sinh ra là gì, mình đẻ ra ở đâu, mình vì ai mà làm việc. (Anh Thanh niên – Lặng lẽ Sapa- Nguyễn Thành Long)
C. Phần Tập làm văn
LUYỆN TẬP NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG (tt)
II. Luyện tập: 
Yêu cầu: 
a. Viết doạn văn theo cách qui nạp khoảng 200 từ theo yêu cầu của đề bài
b. Viết bài văn hoàn chỉnh 
Lưu ý khi viết bài văn:
- Mở bài phải nêu được vấn đề nghị luận
- Thân bài (Khi trình bày) cần chia đoạn theo hệ thống luận cứ
Ví dụ: Đối với đề 1, phần thân bài cần chia 4 đoạn 
Đề 1: Suy nghĩ về lối học đối phó
Dàn ý tham khảo
I. Mở bài: 
- Học đối phó là cách học sai lầm mà khá nhiều học sinh mắc phải. 
- sự đối phó ấy sẽ tạo ra thói quen và có những biểu hiện tiêu cực trong học tập-> cách học đối phó là một cách học rất sai lầm.
II. Thân bài: nghị luận về cách học đối phó
1- Thế nào là học đối phó?
+ Đối phó trong học tập là học không đam mê, không tíhc cực và không có hứng thú
+ Học đối phó là sự học sơ sài, qua loa
+ Học đối phó là một cách học lừa dối thầy cô, cha mẹ
2- Biểu hiện của lối học đối phó:
+ Sử dụng sách tham khảo khi thầy cô giao bài tập về nhà
+ Không thực sự cố gắng học tập
+ Làm mọi cách để có điểm cao, không quan tâm đến mọi người xung quanh
+ Có sự thiếu trung thực trong thi cử, học tập
3- Tác hại của việc học đối phó:
+ Gây cho học sinh một cách thụ động, dễ gây nhàm chán trong học tập, hổng kiến thức
+ Làm cho học sinh mất cân bằng, mất gốc trong học tập, suy thoái nền giáo dục nước nhà
4- Biện pháp ngăn chặn việc học đối phó: 
 + Chủ động, tự giác trong học tập, không để nhắc nhở
+ Trung thực trong thi cử cũng như trong học tập
+ Gia đình rèn cho con em mình tự giác học tập ngay từ lúc còn nhỏ
III. Kết bài: 
 - Khẳng định tác hại của học đố...một số người vô cảm chỉ biết đòi hỏi cho bản thân, xuyên tạc sự chung tay góp sức của cộng đồng
3. Phân tích nguyên nhân:
+ Sự phát triển nhanh chóng của cuộc sống khiến con người phải sống nhanh hơn, không còn thời gian để ý tới những gì xung quanh
+ Sự bùng nổ mạnh mẽ của những thiết bị thông minh dẫn đến sự ra đời của các trang mạng xã hội ⇒ con người ngày càng ít giao tiếp trong đời thực
+ Sự chiều chuộng, chăm sóc, bao bọc quá kĩ lưỡng cha mẹ đối với con cái ⇒ coi mình là trung tâm, không để ý đến điều gì khác nữa
+ Sự ích kỉ của chính bản thân mỗi người
4. Bình luận về tác hại của hiện tượng:
+ Hậu quả vô cùng to lớn: con người mất đi những chỗ dựa mỗi lúc khó khăn, xã hội tràn đầy những điều xấu, điều ác
+ Xa hơn, con người đánh mất đi những giá trị người tốt đẹp của dân tộc, ảnh hưởng, làm lệch lạc những suy nghĩ của thế hệ tương lai.
5. Đề xuất các giải pháp phù hợp:
+ Lên án, phê phấn những hành vi tiêu cực, thờ ơ vô cảm đối với đời sống xung quanh
+ Hạn chế phụ thuộc vào các thiết bị thông minh, thế giới ảo
+ Rèn luyện lối sống lành mạnh: Yêu thương, quan tâm, giúp đỡ mọi người
+ Tăng cường thực hành, trải nghiệm thực tiễn trong các môn học: Đạo đức, giáo dục công dân để học sinh học cách yêu thương, chia sẻ
6. Liên hệ bản thân:
Cần lưu ý liên hệ những hành vi, biểu hiện của căn bệnh vô cảm trong chính môi trường học đường, gia đình, nơi cư trú để hiểu và tránh
III. Kết bài
- Khẳng định lại về hiện tượng đời sống đã bàn luận: Vô cảm là căn bệnh nguy hiểm, để lại hậu quả nghiêm trọng mà mỗi người cần tránh
- Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người: Mọi người cần chung tay đẩy lùi căn bệnh này.
Đề 3: “Tại Trung tâm y tế huyện Bình Chánh, TP.HCM, 8 - 9 giờ tối vẫn còn nghe tiếng máy may hoạt động. Ở đấy, những đoàn viên của trung tâm này dành thời gian nghỉ ngơi sau một ngày làm việc để cùng nhau may khẩu trang.
Ngoài việc may khẩu trang, ngay từ đầu mùa dịch, các đoàn viên đã kết hợp với khoa dược của trung tâm để pha chế nước rửa tay khử khuẩ

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_ngu_van_lop_9_tuan_2.docx