Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 3
Bài Đoàn thuyền đánh cá
a. Tác giả:Huy Cận
- Nổi tiếng trong phong trào thơ mới với tập “Lửa thiêng”, là một trong những nhà thơ tiêu biểu với nền thơ hiện đại Việt Nam.
b. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: Giữa năm 1958 trong chuyến đi thực tế dài ngày ở Quảng Ninh, in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng”.
- Thể thơ: Tự do (7 chữ)
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
c. Nội dung: Bài thơ đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.
d. Nghệ thuật:Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú độc đáo; có âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan.
e. Nội dung cảm nhận:
* Hình ảnh con người lao động trong sự hài hòa với thiên nhiên vũ trụ.
Bài thơ là sự kết hợp hai nguồn cảm hứng về lao động và thiên nhiên, vũ trụ. Trong thơ này nổi bật lên là vẻ đẹp và sức mạnh của con ngwowiftrong sự hài hòa đẹp đẽ với khung cảnh thiên nhiên.
+ Hình ảnh con người lao động và công việc của họ, ở đây là đoàn thuyền đánh cá, được đặt vào không gian rộng lớn của trời biển, trăng sao để làm tăng thêm kích thước, tầm vóc và vị thế của con người. Nhà thơ đã sử dụng bút pháp phóng đại cùng với những liên tưởng mạnh bạo, bất ngờ để sáng tạo hình ảnh về người lao động:
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 3

con ngwowiftrong sự hài hòa đẹp đẽ với khung cảnh thiên nhiên. + Hình ảnh con người lao động và công việc của họ, ở đây là đoàn thuyền đánh cá, được đặt vào không gian rộng lớn của trời biển, trăng sao để làm tăng thêm kích thước, tầm vóc và vị thế của con người. Nhà thơ đã sử dụng bút pháp phóng đại cùng với những liên tưởng mạnh bạo, bất ngờ để sáng tạo hình ảnh về người lao động: “- Câu hát căng buồm cùng gió khơi - Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng - Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” + Sự hài hòa giữa con người lao động và thiên nhiên, vũ trụ còn thể hiện ở sự nhịp nhàng giữa điệu vận hành của thiên nhiên, vũ trụ và trình tự công việc lao động của đoàn thuyền đánh cá. Khi mặt trời xuống biển, vũ trụ vào đêm cũng là khởi đầu của chuyến ra khơi. Công việc diễn ra thường xuyên, đều đặn như là một nhịp sống đã quen thuộc “ Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi”. Con thuyền ra khơi có gió làm lái, trăng làm buồm, gõ thuyền đuổi cá vào lưới cũng t... tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng bay bổng từ sự quan sát hiện thực trở nên kì ảo, làm giàu đẹp thêm cái đẹp vốn có trong tự nhiên. *Luyện tập: - Học thuộc thơ. - Cảm nhận khổ đầu và khổ cuối trong bài thơ. - Cảm nhận hình ảnh người lao động trên biển. B. TIẾNG VIỆT : TƯ VỰNG * Lý thuyết 1. Từ xét về cấu tạo. a. Khái niệm: - Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng có nghĩa tạo thành. - Từ phức : gồm hai tiếng trở lên tạo thành (có 2 loại : từ ghép và Từ láy) + Từ ghép là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.Ví dụ:tươi tốt, học hành. + Từ láy là những từ tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ láy âm với nhau. Ví dụ: long lanh, xanh xanh 2. Từ xét về nghĩa a. Nghĩa của từ: Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,...) mà từ biểu thị. - Cách giải thích nghĩa của từ: Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích. b Từ nhiều nghĩa là từ mang sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tượng chuyển nghĩa. - Các loại nghĩa của từ nhiều nghĩa: Nghĩa gốc: là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển: là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.. c. Thành ngữ là cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh... *.Các loại từ xét về quan hệ nghĩa d.Từ đồng nghĩa: Là những từ có nghĩa tương tự nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. - Phân loại: (2 loại). +Từ đồng nghĩa hoàn toàn: không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa. +Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: có sắc thái nghĩa khác nhau. e.Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. g. Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. h. Cấp đ...phức trong hai câu thơ sau: Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về (Sang thu – Hữu Thỉnh) b) Từ chùng chình là từ tượng hình hay tượng thanh? Vì sao? Bài 5: Có mấy phương thức chủ yếu để phát triển nghĩa của từ ngữ? Cho biết nghĩa của từ "đầu" trong hai câu sau được chuyển nghĩa theo phương thức nào? a) Anh ta có cái đầu tuyệt vời, nhớ đến từng chi tiết. b) Đầu máy bay; đầu tủ Bài 6: Tìm nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của các từ in đậm trong các câu thơ sau: a) Đề huề lưng túi gió trăng, Sau chân theo một vài thằng con con. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) b) Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) Bài 7: Bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt được mở đầu như sau: “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.” (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.143) Chỉ ra từ láy trong những dòng thơ . Từ láy ấy giúp em hình dung gì về hình ảnh "bếp lửa" mà tác giả nhắc tới ? C. TẬP LÀM VĂN: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ I. Lý thuyết: 1. Tóm tắt kiến thức cơ bản: - Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống, của con người. các tư tưởng, đạo lý ấy thường được đúc kết trong những câu tục ngữ, danh ngôn, ngụ ngôn, khẩu hiệu hoặc khái niệm. - So sánh với bài nghị luận về một sự việc hiện tượng: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí - Xuất phát từ sự thực đời sống mà nêu ra tư tưởng, trình bày thái độ. - Phải xác định được vấn đề được nêu lên qua sự việc, hiện tượng; trên cơ sở đó phân tích, đánh giá mặt đúng, sai, lợi, hại của nó, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ ý kiến, thái độ đối với vấn đề ấy. - Xuất phát từ tư tưởng, đạo lí. Sau khi giải thích, phân tích, bình luận thì vận dụng các sự thật đời sống để chứng minh nhằm khẳng định hay phủ định, bác bỏ một tư tưởng nào đó. - Sử dụng các khái niệm, lí lẽ nhiều hơn. Các phép lậ
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_mon_ngu_van_lop_9_tuan_3.docx