Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 4
Bài Ánh trăng
a. Tác giả:Nguyễn Duy
Là một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước, thế hệ của ông trãi qua bao hi sinh thử thách, gian khổ, từng chứng kiến bao hi sinh lớn lao của nhân dân, đồng đội trong chiến tranh.
b. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: Viết năm 1978, in trong tập “Ánh trăng”, tập thơ được tặng giải A của Hội nhà văn Việt Nam năm 1984.
- Thể thơ: năm chữ
-Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
c. Nội dung: Bài thơ như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “ uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa, thủy chung cùng quá khứ.
d. Nội dung:
* Bố cục
- Khổ 1-3: Vầng trăng tình nghĩa từ quá khứ đến hiện tại.
- Khổ 4: Vầng trăng xuất hiện đột ngột khi đèn điện tắt.
- Khổ 5-6: Ánh trăng gợi bao cảm xúc suy tư.
* Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa
- Vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát; là người bạn tri kỉ suốt một thời tuổi nhỏ cho đến những năm tháng chiến tranh ở rừng.
- Vầng trăng tròn đột ngột xuất hiện trong đêm điện tắt làm ùa dậy trong long người bao nỗi nhớ về kỉ niệm đã qua, bao hình ảnh của thiên nhiên đất nước bình dị, hiền hậu “Như là đồng là bể - như là song là rừng”. Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, và hơn thế, trăng còn là vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của đời sống.
- “Trăng cứ tròn vành vạnh” như tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên chẳng thể phai mờ. “Ánh trăng im phăng phắc” chính là người bạn, nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc đang nhắc nhở nhà thơ, nhắc nhở chúng ta. Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.
Khổ thơ cuối là nơi tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm.
e.Luyện tập:
- Học thuộc thơ.
- Cảm nhận hình ảnh vầng trăng trong bài thơ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 4

mang nhiều tầng ý nghĩa - Vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát; là người bạn tri kỉ suốt một thời tuổi nhỏ cho đến những năm tháng chiến tranh ở rừng. - Vầng trăng tròn đột ngột xuất hiện trong đêm điện tắt làm ùa dậy trong long người bao nỗi nhớ về kỉ niệm đã qua, bao hình ảnh của thiên nhiên đất nước bình dị, hiền hậu “Như là đồng là bể - như là song là rừng”. Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, và hơn thế, trăng còn là vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của đời sống. - “Trăng cứ tròn vành vạnh” như tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên chẳng thể phai mờ. “Ánh trăng im phăng phắc” chính là người bạn, nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc đang nhắc nhở nhà thơ, nhắc nhở chúng ta. Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt. Khổ thơ cuối là nơi tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm. e.Luyện tập: - Họ...ững câu sau đây : a) Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều. (Kim Lân, Làng) b) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hạn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) c) Ông lão bỗng ngừng lại ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được. (Kim Lân, Làng) Bài 3: Xác định thành phần phụ chú, thành phần khởi ngữ trong các ví dụ sau: a) Lan - bạn thân của tôi - học giỏi nhất lớp. b) Nhìn cảnh ấy mọi người đều chảy nước mắt, còn tôi, tôi cảm thấy như có ai đang bóp nghẹt tim tôi. (Nguyễn Quang Sáng - Chiếc lược ngà) c) Kẹo đây, con lấy mà chia cho em. Bài 4: Tìm thành phần gọi – đáp trong câu ca dao sau và cho biết lời gọi – đáp đó hướng đến ai. Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn. Bài 5: Chỉ ra các từ ngữ là thành phần biệt lập trong các câu sau. Cho biết tên gọi của các thành phần biệt lập đó. a) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. (Nam Cao, Lão Hạc) b) Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đó về. (Hữu Thỉnh, Sang thu) c. Lan, bạn thân nhất của tớ, đã chuyển lên thành phố. d. Có lẽ chiều nay trời sẽ mưa. e. Hình như đó là bạn Lan f. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. g. Chao ôi, bắt gặp một người như anh ta là một cơ hội hạn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. h. Hôm nay có lẽ trời sẽ nắng. C.LUYỆN TẬP NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ(tt) II. Luyện tập: Yêu cầu: a. Viết doạn văn theo cách tổng phân hợp khoảng 200 từ theo yêu cầu của đề bài b. Viết bài văn hoàn chỉnh Lưu ý khi viết bài văn: - Mở bài: Phải giới thiệu được vấn đề tư tưởng đạo lí cần bàn luận - Thân bài: (Khi trình bày) cần chia đoạn theo hệ thống luận cứ + Giải thích, chứng minh ngắn gọn về nội dung vấn đề + Nhận định, đánh giá, bàn bạc về vấn đ...hôm nay Bài học hành động đúng cho bản thân. Đề 4. Hãy chứng minh tính đứng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim. Dàn ý tham khảo 1. Mở bài: Trong cuộc sống, khi làm bất cứ việc gì muôn đạt được kết quả tốt thì phải kiên trì, nhẫn nại. Cha ông ta đã đúc rút ra câu tục ngữ ngắn gọn mà mang tính triết lí sâu sắc: “Có công mài sất, có ngày nên kim”. 2. Thân bài: a. Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ: - Chiếc kim là một vật dụng quen thuộc trong đời sông hàng ngày, được làm từ sắt, hình dáng nhỏ bé, đơn sơ dùng để may mặc. Để làm được chiếc kim đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ và kiên trì (nghĩa đen). - Bài học khuyên răn con người, muôn đạt được thành công trong cuộc sông cần phải có lòng kiên trì, sự kiên nhẫn, bền bỉ (nghĩa bóng). b. Dẫn chứng dùng để chứng minh: – Trong cuộc sông. – Trong lớp học. – Trong bản thân cá nhân. 3. Kết bài - Khẳng định câu tục ngữ có từ lâu đời nhưng tới nay vẫn còn nguyên giá trị. - Trong hoàn cảnh nào, dù có khó khăn đến đâu con người vẫn cần rèn luyện cho mình đức tính kiên trì nhẫn nại, có như vậy công việc và mục đích của ta mới thành công. Đề 5: Bàn về tranh giành và nhường nhịn. Lưu ý: Đề bài yêu cầu suy nghĩ và bàn luận về một vấn đề đạo đức, tính cách của con người. Thực tế cho thấy, bất cứ nơi nào chúng ta cũng bắt gặp những tính cách này, ý kiến của em về hai đức tính này ra sao. cần sử dụng dẫn chứng cụ thể, lí lẽ thuyết phục người đọc và người nghe. Dàn ý tham khảo 1. Mở bài – Tranh giành và nhường nhịn là hai đức tính trái ngược nhau của con người. – Ngay từ khi còn bé, cha mẹ luôn dạy chúng ta phải biết nhường nhịn, không được tranh giành với người khác về bất cứ một đồ vật gì. 2. Thân bài – Khi nào con người tranh giành nhau? Em thấy tính cách xấu này xảy ra ở đâu? Quan điểm cúa em về điều đó. – Những người nào thường hay nhường nhịn em? Ai dạy em phải biết nhường nhịn người khác? – Trong đời sống hiện nay, hai đức tính tranh giành và nhường nhịn cho em nh
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_mon_ngu_van_lop_9_tuan_4.doc