Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 5
Bài BẾP LỬA
a. Tác giả: Bằng Việt
Ông làm thơ từ đầu những năm 60 và thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông trong trẻo, mượt mà, khai thác những kỉ niệm và mơ ước của tuổi trẻ nên gần gũi với bạn đọc trẻ, nhất là trong nhà trường.
b. Tác phẩm:
Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ sáng tác năm 1963, khi tác giả là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài. Bài thơ được đưa vào tập “Hương cây – Bếp lửa” (1968), tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.
Thể thơ: Tự do.
Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
c. Nội dung: Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ Bếp lửa gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
d. Nghệ thuật:
Bài thơ kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự, nghị luận và bình luận. Thành công của bài thơ còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà tình bà cháu.
e. Nội dung cảm nhận:
* Nội dung từng đoạn
- Khổ một: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng về bà.
- Bốn khổ tiếp theo: Hồi tưởng về những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà.
- Khổ thứ sáu: Suy ngẫm về bà và cuộc đời của bà.
- Khổ cuối: Nỗi nhớ về bà khôn nguôi.
* Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu:
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 5

thơ còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà tình bà cháu. e. Nội dung cảm nhận: * Nội dung từng đoạn - Khổ một: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng về bà. - Bốn khổ tiếp theo: Hồi tưởng về những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà. - Khổ thứ sáu: Suy ngẫm về bà và cuộc đời của bà. - Khổ cuối: Nỗi nhớ về bà khôn nguôi. * Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu: - Sự hồi tưởng được bắt đầu từ hình ảnh thân thương, ấm ápvề bếp lửa: “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm” Bếp lửa “chờn vờn” trong sương sớm là bếp lửa cụ thể, thân thuộc trong mái ấm quê nhà. Bếp lửa “ấp iu” là bếp lửa của long bà, tình bà với bao chi chút yêu thương. -Theo dòng hồi tưởng đó, những kỉ niệm tuổi thơ bên bà sống dậy: + Tuổi thơ gian khó, nhọc nhằn: “năm đói mòn đói mỏi, mẹ và cha công tác bận không về, giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi” + Tuổi thơ được sống trong sự cưu mang, ...ờng hợp, từ ngữ so sánh bị ẩn đi. Ví dụ: + Trẻ em như búp trên cành + Người ta là hoa đất + “Trường Sơn: chí lớn ông cha Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào” 1/2. Nhân hóa – Khái niệm: Là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, vốn dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, – Tác dụng: Làm cho sự vật, đồ vật, cây cối trở nên gần gũi, sinh động, thân thiết với con người hơn – Dấu hiệu nhận biết: Các từ chỉ hoạt động, tên gọi của con người: ngửi, chơi, sà, anh, chị, Ví dụ: + “ Chị ong nâu nâu nâu nâu/ chị bay đi đâu đi đâu” + Heo hút cồn mây súng ngửi trời 1/3. Ẩn dụ – Khái niệm: Ẩn dụ là phương thức biểu đạt gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó – Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt – Dấu hiệu nhận biết: Các sự vật dùng để ẩn dụ có nét tương đồng với nhau Ví dụ: “Người cha mái tóc bạc/ đốt lửa cho anh nằm/ rồi Bác đi dém chăn/ từng người từng người một” ⇒ Người cha, Bác chính là: Hồ Chí Minh 1/4. Hoán dụ – Khái niệm: Là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi – Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt – Dấu hiệu nhận biết: Các sự vật dùng để hoán dụ có quan hệ gần gũi Ví dụ: “Áo nâu cùng với áo xanh/ Nông thôn cùng với thành thị đứng lên” ⇒ Áo nâu đại diện cho người nông dân của vùng nông thôn, áo xanh đại diện cho giai cấp công nhân của thành thị 1/5. Nói quá – Khái niệm: Là biện pháp tu từ phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật, hiện tượng – Tác dụng: Giúp hiện tượng, sự vật miêu tả được nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm – Dấu hiệu nhận biết: Những từ ngữ cường điệu, khoa trương, phóng đại so với thực tế Ví dụ: “Lỗ mũi mười tám gánh lông/ chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho”. 1/6. Nói giảm nói tránh – Khái niệm: Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển – Tác dụng: Tránh gây cảm giác đa..."Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió". (Tế Hanh - Quê hương) Bài 5: Em hãy xác định những câu sau sử dụng biện pháp tu từ nào? a) Có tài mà cậy chi tài Chữ tài liền với chữ tai một vần b) Trẻ em như búp trên cành c) Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta Bài 6: Trong các câu thơ sau, tìm các phép tu từ từ vựng được sử dụng và ý nghĩa nghệ thuật của nó. a) Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ (Hồ Chí Minh, Ngắm trăng) b) Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng (Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ) Bài 7: Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng được dùng trong đoạn văn sau: "Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...). Mặt đất đó kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đó mang lại cho Chúng cả sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt." (Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang) C.LUYỆN TẬP TỔNG HỢP VĂN NGHỊ LUẬN (Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí) 1. Chú ý: a. Cách thức triển khai một đoạn văn hoặc một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống - Nêu sự việc, hiện tượng đời sống đặt ra trong đề bài - Giải thích ngắn gọn sự việc, hiện tượng - Nêu biểu hiện của hiện tượng (Thực trạng bằng các thao tác phân tích, chứng minh) - Nêu tác dụng – ý nghĩa (nếu là sự việc, hiện tượng tích cực); tác hại – hậu quả (nếu là sự việc, hiện tượng tiêu cực) - Giải pháp phát huy (nếu là sự việc hiện tượng tích cực); biện pháp khắc phục (nếu là tiêu cực) - Bài học nhận thức và hành động b. Lưu ý khi viết bài v
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_mon_ngu_van_lop_9_tuan_5.docx