Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 6
Bài LÀNG
a. Tác giả: Kim Lân
Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Ông vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn, tác giả hầu như chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân.
b. Tác phẩm:
Hoàn cảnh ra đời: Trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm được in trên tạp chí văn nghệ năm 1948
Thể loại: Truyện ngắn.
Phương thức biểu đạt: Tự sự
c. Nội dung: Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai trong truyện “Làng”.
d. Nghệ thuật: Tác giả đã thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, trong nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật.
e. Nội dung cảm nhận:
* Tình huống truyện:
Tình huống truyện đã làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê của nhân vật ông Hai. Đó là tình huống “hiểu lầm” rồi “vỡ lẽ”. Tình huống ấy là cái tin làng chợ Dầu của ông theo Tây. Qua tình huống làm nổi bật một lão nông yêu làng, yêu nước, một lòng một dạ theo kháng chiến.
* Diễn biến tâm trạng ông Hai
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 6

Qua tình huống làm nổi bật một lão nông yêu làng, yêu nước, một lòng một dạ theo kháng chiến. * Diễn biến tâm trạng ông Hai + Khi nghe tin làng theo giặc: - Khi nghe tin ông Hai sững sờ, bàng hoàng chết lặng: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”. Khi trấn tĩnh lại phần nào, ông vẫn cố chưa tin cái tin ấy. Song, những người đưa tin kể quá rành rọt, lại khẳng định “họ vừa ở dưới ấy lên” làm ông lão không thể không tin. - Ông Hai vờ lảng đi “cúi gằm mặt xuống đất mà đi”, về nhà ông nằm vật ra giường rồi tủi thân nhìn đàn con, “nước mắt ông lão cứ giàn ra”. - Bao nhiêu câu hỏi xuất hiện trong ông đầy dằn dặt. Ông trằn trọc không tài nào ngủ được, tay chân nhũn ra, tưởng như không thể nhấc lên được. - Suốt mây ngày ôngkhông dám đi đâu chỉ quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng tình hình bên ngoài. => Qua đó ta thấy ông Hai rất đau đớn, tủi hổ, ám ảnh nặng nề, sợ hãi thường xuyên. Ông Hai có tâm trạng ấy vì ông đã rất tự hào v...n kết. + Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng ở các câu khác nhau để tạo sự liên kết. + Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu đứng trước. + Phép nối: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng trước. 2 – LUYỆN TẬP Bài 1. Chỉ ra các phương tiện liên kết hình thức đã được sử dụng để liên kết câu trong mỗí đoạn văn sau: a) Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tạnh bẩn xâm phạm đến (Nguyên Hồng) b) Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, đứng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương toả ngọt ngào, vị ngọt đến đam mê. (Mai Văn Tạo) Bài 2. Phân tích tính liên kết về nội dung trong đoạn văn sau: Nhân dân ta có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau theo phương châm “nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Bản sắc này thể hiện mạnh mẽ nhất trong cảnh đất nước lâm nguy, ngoại bang đe doạ. Nhưng tiếc rằng phẩm chất cao qúy ấy thường lại không đậm nét trong việc làm ăn, có thể do ảnh hưởng của phương thức sản xuất nhỏ, tính đố kị vốn có của lối sống theo thứ bậc không phải theo năng lực và lối nghĩ “trâu buộc ghét trâu ăn” đối với người hơn mình ở làng quê thời phong kiến. (Vũ Khoan) Bài 3. Chỉ ra lỗi liên kết trong các đoạn văn sau và nêu cách sửa các lỗi ấy. a) Từ xa xưa, nhân loại đã có ý thức bảo vệ môi trường. Nhưng trong những nền văn hoá cổ xưa, trong tín ngưỡng của các dân tộc và các tôn giáo trên thế giới đều chứa đựng ý thức đó. Họ đã biết tôn trọng và sốn... tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, cảm xúc của tác phẩm II. Luyện tập Yêu cầu: Viết đoạn văn đề 1 Viết bài văn hoàn chỉnh đề 1, 2 Đề 1. Cảm nhận về 7 dòng thơ đầu bài “Đồng chí” của Chính Hữu Dàn ý tham khảo 1. Mở bài - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Nội dung 7 câu thơ đầu (trích 7 dòng đầu vào) 2. Thân bài - Cảm nhận về nguồn gốc xuất thân của những người lính: Họ đều là những người con của vùng quê nghèo khó, nơi “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá” - Cảm nhận về sự tương đồng trong nhiệm vụ và lí tưởng sống của người lính: Mỗi người một quê hương, miền đất khác nhau và xa lạ với nhau nhưng họ đã về đây đứng chung hàng ngũ, có cùng lí tưởng và mục đích chiến đấu bảo vệ Tổ quốc - Hoàn cảnh gian khổ khó khăn đã gắn kết tình cảm người lính: Hoàn cảnh chiến đấu nơi khu rừng Việt Bắc quá khắc nghiệt, đêm trong rừng rét đến thấu xương. Cái chăn quá nhỏ, loay hoay mãi cũng không đủ ấm, chính từ hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn ấy họ đã trở thành tri kỉ với nhau - Ý nghĩa của dòng thơ thứ 7->Sự thiêng liêng, cao cả trong tình đồng chí không chỉ là chung chí hướng, cùng mục đích mà hơn hết đó là tình tri kỉ đã được đúc kết qua bao gian khổ, khó khăn 3. Kết bài Khái quát giá trị, ý nghĩa bảy câu thơ đầu của bài thơ “Đồng chí” -> Chính Hữu đã sử dụng nhiều hình ảnh chân thực, gợi tả và khái quát cao đã thể hiện được một tình đồng chí chân thực, không phô trương nhưng lại vô cùng lãng mạn và thi vị. Đề 2. Phân tích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật Dàn ý tham khảo I. Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm - Phạm Tiến Duật là nhà thơ được rèn luyện, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ gian khổ và oanh liệt của dân tộc. - Bài thơ về tiểu đội xe không kính được sáng tác năm 1969 khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt, khắc họa hình ảnh độc đáo của những chiếc xe không kính làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kì chống Mỹ với tư thế, tinh thần hiên ngang bất khuấ
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_mon_ngu_van_lop_9_tuan_6.docx