Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 12 - Bài 29+30: Quá trình hình thành loài

Câu 1: Những biến đổi trong quá trình tiến hóa nhỏ để hình thành loài mới xảy ra theo trình tự nào?

A. Phát sinh đột biến → phát tán đột biến → chọn lọc các đột biến có lợi → cách li sinh sản.

B. Phát sinh đột biến → cách li sinh sản→ phát tán đột biến → chọn lọc các đột biến có lợi.

C. Phát sinh đột biến → chọn lọc các đột biến có lợi → cách li sinh sản → phát tán đột biến.

D. Phát tán đột biến → Chọn lọc các đột biến có lợi → phát sinh đột biến → cách li sinh sản.

Câu 2: Theo quan niệm hiện đại, quá trình hình thành loài mới:

A. không gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi.

B. là quá trình tích lũy các biến đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại cảnh.

C. bằng con đường địa lí diễn ra rất nhanh chóng và không xảy ra đối với những loài động vật có khả năng phát tán mạnh.

D. là sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc.

Câu 3: Trong quá trình tiến hóa, nếu giữa các quần thể cùng loài đã có sự phân hóa về vốn gen thì dạng cách li nào sau đây khi xuất hiện giữa các quần thể này sẽ đánh dấu sự hình thành loài mới ?

A. Cách li tập tính.               B. Cách li sinh thái.              C. Cách li địa lí.       D. Cách li sinh sản.

docx 4 trang Bảo Đạt 25/12/2023 3140
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 12 - Bài 29+30: Quá trình hình thành loài", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 12 - Bài 29+30: Quá trình hình thành loài

Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 12 - Bài 29+30: Quá trình hình thành loài
 3: Trong quá trình tiến hóa, nếu giữa các quần thể cùng loài đã có sự phân hóa về vốn gen thì dạng cách li nào sau đây khi xuất hiện giữa các quần thể này sẽ đánh dấu sự hình thành loài mới ?
A. Cách li tập tính. 	B. Cách li sinh thái. 	C. Cách li địa lí. 	D. Cách li sinh sản.
*Câu 4: Giải thích nguồn gốc chung của loài, quá trình đóng vai trò quyết định:
A. Quá trình đột biến. 	B. Quá trình giao phối.
C. Quá trình chọn lọc tự nhiên.	D. Quá trình phân ly tính trạng.
Câu 5: Trong quá trình tiến hóa, cách li địa lí có vai trò:
A. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể cùng loài.
B. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể khác loài.
C. làm biến đổi tần số alen của quần thể theo những hướng khác nhau.
D. làm phát sinh các alen mới, qua đó làm tăng sự đa dạng di truyền trong quần thể.
Câu 6: Nhân tố nào sau đây góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể?
A. Chọn lọc tự nhiên. 	B. Giao phối kh...đảo ít trao đổi gen.
D. Chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 13: Cơ thể con lai xa được đa bội hóa gọi là: 
A. Thể song nhị bội. B. Thể tứ bội hữu thụ. C. Thể song đơn bội kép. 	D. Thể tứ bội.
Câu 14: Hình thành loài bằng cách li tập tính chỉ có ở:
A. Thực vật. 	B. Động vật.	C. Vi khuẩn. 	D. Nấm.
Câu 15: Hình thành loài bằng cách li sinh thái thường gặp ở:
A. Thực vật. 	B. Động vật phát tán mạnh.
C. Động vật ít di chuyển. 	D. Thực vật và động vật ít di chuyển.
Câu 16: Hai loài côn trùng có họ hàng gần gũi sống trong cùng một khu vực địa lý , nhưng một loài ăn thức ăn là cây A, loài còn lại ăn thức ăn là cây B và hai loài này không giao phối với nhau. Sự cách li sinh sản giữa hai loài này là ví dụ về sự cách li nào?
A. Cách li thời gian. 	B. Cách li tập tính.	C. Cách li cơ học. 	D. Cách li sinh thái.
Câu 17: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cách li địa lí sẽ tạo ra các kiểu gen mới trong quần thể dẫn đến hình thành loài mới.
B. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường gặp ở động vật.
C. Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành loài mới.
D. Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới
*Câu 18: Cơ thể lai xa ở thực vật có thể sinh sản sinh dưỡng mà không sinh sản hữu tính là do
A. Tế bào của cơ thể lai khác loài chứa bộ NST đơn bội của hai loài bố mẹ nên trong kỳ sau của giảm phân lần 1 xảy ra rối loạn trong quá trình phân li của các cặp NST gây trở ngại cho quá trình phát sinh giao tử.
B. Tế bào của cơ thể lai khác loài chứa bộ NST lưỡng bội của hai loài bố mẹ nên trong kỳ đầu của giảm phân lần 1 không xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cặp NST, gây trở ngại cho quá trình phát sinh giao tử.
C. Tế bào của cơ thể lai khác loài chứa bộ NST đơn bội của 2 loài bố mẹ nên trong kỳ đầu của giảm phân lần 1 không xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cặp NST gây trở ngại cho quá trình phát sinh giao tử.
D. Tế bào của cơ thể lai khác loài c...ong loài Spartina?
A. 60 	B. 120 	C. 240 	D. 100
Câu 25: Phần lớn các loài thực vật có hoa và dương xỉ được hình thành bằng cơ chế:
A. cách li địa lí. 	B. cách li sinh thái.	
C. lai xa và đa bội hóa. 	D. cách li tập tính.
Câu 26: Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa thường gặp ở:
A. Thực vật. 	B. Vi khuẩn.	C. Động vật . 	D. Nấm.
Câu 27: Hình thành loài mới bằng con đường lại xa và đa bội hóa ít gặp ở động vật vì:
A. Cơ quan sinh sản của 2 loài không tương hợp.	B. Cơ thể lai xa kém thích nghi.
C. Mất cân bằng hệ gen và rối loạn giới tính.	 D. Số lượng NST của tế bào nhiều.
Câu 28: Quá trình hình thành loài diễn ra nhanh nhất trong trường hợp:
A. Cách li địa lý. 	B. Cách li tập tính.	C. Cách li sinh thái. 	D. Lai xa và đa bội hóa.
Câu 29: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới ?
A. Các cá thể đa bội được cách li sinh thái với các cá thể cùng loài dễ dẫn đến hình thành loài mới.
B. Quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí và sinh thái luôn luôn diễn ra độc lập nhau.
C. Quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí và sinh thái rất khó tách bạch nhau, vì khi loài mở rộng khu phân bố địa lí thì nó cũng đồng thời gặp những điều kiện sinh thái khác nhau.
D. Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa luôn luôn gắn liền với cơ chế cách li địa lí.
Câu 30: Khi nói về quá trình hình thành loài mới theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Hình thành loài bằng con đường sinh thái thường gặp ở thực vật và động vật ít di chuyển xa.
B. Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
C. Hình thành loài là quá trình tích lũy các biến đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật.
D. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa xảy ra phổ biến ở thực vật. 

File đính kèm:

  • docxbai_tap_on_tap_mon_sinh_hoc_lop_12_bai_2930_qua_trinh_hinh_t.docx