Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 - Tuần học từ ngày 23/3 đến 27/3 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Thanh Thủy

I. Kiến thức cơ bản: 
1. Tác giả: 
- Nhà thơ Tế Hanh (1921- 2007) tên thật là : Trần Tế Hanh 
- Quê quán: Xã Bình Dương, Huyện Bình Sơn. Tỉnh Quảng Ngãi 
- Ông là một nhà thơ xuất hiện trong phong trào thơ Mới ở chặng cuối (1940-1945) 
- Năm 1996 ông được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh vì những đóng góp to lớn cho nền 
văn học nghệ thuật của đất nước. 
- Được mệnh danh là “ Nhà thơ của quê hương”  
- Thơ Tế Hanh tinh tế, trong trẻo. 
- Tế Hanh đến với phong trào Thơ Mới  khi phong trào này đã đạt được rất nhiều thành tựu. 
Tình yêu quê hương tha thiết là điểm nổi bật trong thơ ông.
pdf 7 trang anhnt 31/03/2023 6540
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 - Tuần học từ ngày 23/3 đến 27/3 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Thanh Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 - Tuần học từ ngày 23/3 đến 27/3 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Thanh Thủy

Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 - Tuần học từ ngày 23/3 đến 27/3 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Thanh Thủy
làng ra khơi 
 8 câu tiếp: Cảnh đoàn thuyền về bến. 
 Khổ cuối: Tình cảm của tác giả. 
II. Luyện tập 
Bài tập 1: Đọc đoạn thơ sau trả lời câu hỏi. 
 Khi trời trong, gió nhẹ , sớm mai hồng 
 Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. 
 Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã 
 Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang. 
 Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng 
 Rướn thân trắng bao la thâu góp gió 
Câu 1. Đoạn thơ trích trong tác phẩm nào? của ai? 
Câu 2. Tác phẩm đó tham gia vào phong trào thơ mới giai đoạn nào? 
Câu 3. Bài thơ được làm theo thể thơ nào? 
Câu 4. Tác phẩm nào cùng xuất hiện với bài thơ trên trong phong trào Thơ mới? 
Câu 5: PTBĐ chính của đoạn thơ? 
 Câu 6. Nêu nội dung chính của đoạn thơ? 
Câu 7. Trong khổ thơ trên tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? 
Câu 8. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ trên? 
Câu 9. Từ bài thơ Quê hương, em có suy nghĩ gì về vai trò của biển đảo trong cuộc sống của 
chúng ta? 
Gợi ý: 
Câu 1: Q...ế. 
Câu 3: Thể thơ tự do 8 chữ. Bthơ cùng thể loại: "Nhớ rừng" của Thế Lữ 
Câu 4: Từ láy: ồn ào, tấp nập. T/d: gợi tả không khí đông đúc, hân hoan, vui mừng của dân 
làng đón thuyền về bến. Niềm vui, niềm hạnh phúc tràn ngập rạng ngời khi đoàn thuyền đánh 
cá trở về bình yên và "cá đầy ghe". 
NT nhân hóa -> Hình ảnh con thuyền nằm im mệt mỏi, nghỉ ngơi và biện pháp tu từ ẩn dụ 
chuyển đổi cảm giác( lắng nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ của nó.) 
=> Con thuyền vô tri, vô giác trở nên hồn, một tâm hồn tinh tế. Cũng như người dân chài con 
thuyền ấy thấm đậm vị mặn mòi của biển khơi. 
Câu 5: Nội dung: Cảnh đoàn thuyền về bến với không khí vui vẻ, rộn ràng và mãn nguyện. 
Câu 6: Niềm hạnh phúc bình dị và lời cảm tạ chân thành trời đất: người dân trở về bình an 
và nhiều cá, cuộc sống no đủ. (“Nhờ ơn trời” như 1 tiếng reo vui, lời cảm tạ chân thành trời 
đất đã sóng yên “biển lặng”để người dân chài trở về an toàn.) 
Câu 7: Biển đảo là phần thiêng liêng không thể tách rời của đất nước Việt Nam. Là gia tài mà 
ông cha ta không tiếc máu xương khai thác giữ gìn để truyền lại cho con cháu. 
- Qua ngàn đời, biển đảo luôn gắn bó với đời sống của ngư dân Việt Nam nói riêng và 
người dân Việt Nam nói chung, cả về vật chất lẫn tinh thần. Bởi vậy, trong tiềm thức 
của người Việt, Biển đảo là đất nước, là sự sống, là không gian sinh tồn của dân tộc 
Việt. 
- Trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam nói chung và đặc biệt tuổi trẻ là phải ra sức 
giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chủ quyền và phát huy tiềm năng của biển đảo quê 
hương. 
........... 
ÔN TẬP VĂN BẢN KHI CON TU HÚ (27/3) 
I. Kiến thức cơ bản: 
1. Tác giả 
- Nhà thơ Tố Hữu (1920 - 2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê gốc ở làng Phù 
Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên − Huế. 
- Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, từ sáu, bảy tuổi Tố Hữu đã học và tập làm thơ. 
Giác ngộ cách mạng trong thời kì Mặt trận Dân chủ và trở thành người lãnh đạo Đoàn Th.... 
II. Luyện tập: 
Bài tập 1: Cho đoạn thơ: " Khi con tu hú gọi bầy 
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần 
Vườn râm dậy tiếng ve ngân 
 Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào 
Trời xanh càng rộng càng cao 
Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không. 
 ( Ngữ Văn 8- tập II) 
1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai? 
2. Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào? 
3. PTBĐ chính của đoạn thơ trên? PTBĐ nào được sử dụng trong đoạn thơ? 
4. Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Tìm hai trường từ vựng có trong đoạn thơ? 
5. Nội dung chính của đoạn thơ? 
6. Câu thơ: "Trời xanh càng rộng càng cao 
 Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không. " Sử dụng BPNT gì? Tdụng? 
7. Xét về mục dích nói, câu"Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không" thuộc kiểu câu gì? Chức 
năng của kiểu câu ấy? 
8. Hình ảnh nào xuất hiện hai lần trong bài thơ trên? Ý nghĩa của mỗi lần xuất hiện? 
9. Từ nội dung của đoạn thơ em hãy viết đôi điều thấm thía về quê hương. 
Gợi ý: 
1. Bài thơ "Khi con tu hú"của Tố Hữu 
2. Bài thơ được viết vào tháng 7 năm 1939 khi nhà thơ bị giam cầm tại nhà lao Thừa Phủ -
Huế. 
3. PTBĐ: Miêu tả, biểu cảm. 
4. Lục bát. Trường từ vựng chỉ màu sắc: vàng – đào - xanh; Trường từ vựng chỉ hoạt động: 
gọi - ngân - lộn nhào. 
5. Nội dung: Bức tranh mùa hè qua tâm tưởng của người tù Cách mạng và nỗi nhớ đồng quê 
tự do. Qua đó ta thấy được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết, mãnh liệt của nhà thơ 
Tố Hữu. 
6. Nghệ thuật: điệp từ "càng". Ẩn dụ: “đôi con diều sáo” 
Tác dụng: Điệp từ " càng" nhấn mạnh bức tranh mùa hè được mở ra theo chiều rộng, chiều 
cao làm cho không gian mùa hè trở lên thoáng đạt. Ẩn dụ: “đôi con diều sáo” là biểu tượng 
của khát vọng tự do, thể hiện tâm hồn nhạy cảm, trí tưởng tượng phong phú của nhà thơ. 
Qua hai BPNT ta thấy được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của Tố Hữu. 
7. Kiểu câu: trần thuật. Chức năng: miêu tả. 
8. Hình ảnh: tiếng chim tu hú. 
Ý nghĩa: Tiếng chim tu hú mở đầu bài thơ là tin hạ, báo hiệu mùa hè đến. 
Tiến

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_ngu_van_8_tuan_hoc_tu_ngay_233_den_273_nam_h.pdf