Đề cương ôn tập thi học kì II môn Địa lí Lớp 12 - Năm học 2019-2020

1. Khái quát chung

Là vùng có diện tích lớn nhất nước ta, có 15 tỉnh, thành phố.

2. Khai thác, chế biến khoáng sản và thuỷ điện

- Vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta.

+ Vùng than Quảng Ninh là vùng than lớn bậc nhất và chất lượng than tốt nhất Đông Nam Á. Hiện nay, sản lượng khai thác đã vượt mức 30 triệu tấn/ năm.

+ Tây Bắc có một số mỏ khá lơn như mỏ quặng đồng - niken ( Sơn La), đất hiếm (Lai Châu). Ở Đông Bắc có nhiều mỏ kim loại, đáng kể hơn là mỏ sắt ở Yên Bái, thiết và bôxit ở Cao Bằng, kẽm - chì ở Chợ Điền ( Bắc Cạn), đồng - vàng (Lào Cai), thiếc Tĩnh Túc ( Cao Bằng). Các khoáng sản phi kim loại đáng kể có apatit (Lào Cai)

- Trữ năng thuỷ điện ở các sông suối khá lớn.

+ Hệ thống sông Hồng (11 triệu kw) chiếm hơn 1/3 trữ năng thuỷ điện của cả nước. Riêng sông Đà gần 6 triệu kw. Việc phát triển thủy điện sẽ tạo động lực mới cho sự phát triển của vùng nhất là việc khai thác và chế biến khoáng sản trên cơ sở nguồn điện rẻ, dồi dào.

3.Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới

doc 17 trang Bảo Đạt 23/12/2023 2460
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập thi học kì II môn Địa lí Lớp 12 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập thi học kì II môn Địa lí Lớp 12 - Năm học 2019-2020

Đề cương ôn tập thi học kì II môn Địa lí Lớp 12 - Năm học 2019-2020
ển của vùng nhất là việc khai thác và chế biến khoáng sản trên cơ sở nguồn điện rẻ, dồi dào.
3.Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới
* Thuận lợi
- Có phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở Trung du). Đất phù sa có ở dọc các thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi như Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khanh
- Có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chụi ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi. Nhờ vậy, Trung du và miền núi bắc bộ có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. Đây là vùng chè lớn nhất cả nước.
+ Các vùng núi giáp biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn, trên vùng núi cao Hoàng Liên Sơn có điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho trồng các cây thuốc quý ( tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả), các cây ăn quả ( mận, đào, lê). Ở Sa Pa có thể trồng rau ôn đới và sản xuất hạt giống quanh năm, trồn...g hàng đầu cả nước và tập trung phần lớn ở các đô thị.
Cơ sở hạ tầng: mạng lưới giao thông phát triển mạnh. Khả năng cung cấp điện, nước được đảm bảo.
Cơ sở vật chất - kĩ thuật cho các ngành kinh tế đã được hình thành và ngày càng hoàn thiện.
Thế mạnh khác: thị trường rộng, có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, nhiều di tích, các lễ hội, cac trường đại học.
2. Các hạn chế chủ yếu của vùng.
Có số dân đông nhất cả nước. Mật độ dân số cao ( 1225 người/km2 gấp 4,8 lần mật độ trung bình cả nước (2006), gây khó khăn cho giải quyết việc làm.
Chịu ảnh hưởng của những tai biến thiên nhiên như bảo, lũ lụt, hạn hán một số loại tài nguyên (đất,nước mặt,) bị suy thoái. Là vùng thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp; phần lớn nguyên liệu phải đưa từ vùng khác đến.
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy được thế mạnh của vùng.
3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng chính.
a) Thực trạng	
Cơ cấu kinh tế theo ngành đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực; tuy nhiên còn chậm.
b) Các định hướng chính
Xu hướng chung là phải tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I ( nông – lâm – ngư nghiệp) và tăng nhanh tỉ trọng của khu vực II ( công nghiệp – xây dựng) và khu vực III ( dịch vụ) trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường.
+ Đối với khu vực I: giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thuỷ sản. Riêng trong ngành trồng trọt lại giảm tỉ trọng của cây lương thực và tăng dần tỉ trọng của cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.
+ Đối với khu vực II: quá trình dịch chuyển lại gắn với việc hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm ( chế biến lương thực - thực phẩm, ngành dệt - may và giày da, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành cơ khí - kĩ thuật điện - điện tử).
+ Đối với khu vực III: du lịch là một ngành tiềm năng; Các dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, giáo dục – đào tạo cũng phát triển mạnh.
Bài 36.... sâu tạo ra thế mở cửa hơn nữa cho vùng và sự phân công lao động mới.
Bài 39: VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘ
1. Khái quát chung
Gồm TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu. Diện tích nhỏ 23,6 nghìn km2, dân số thuộc loại trung bình 12 triệu người ( năm 2006), dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị hàng xuất khẩu.
Vùng có nền kinh tế hàng hoá sớm phát triển, cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển hơn so với các vùng khác trong cả nước.Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề tiêu biểu trong sự phát triển của vùng. 
Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là việc nâng cao hiệu quả khai thác khai thác lãnh thổ trên cơ sở đẩy mạnh đầu tư vốn, khoa học công nghệ, nhằm khai thác tốt các nguồn lực tự nhiên kinh tế - xã hội, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.
2. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu
a. Trong công nghiệp
Trong cơ cấu công nghiệp của cả nước, vùng chiếm tỉ trọng cao nhất.
Cơ sở năng lượng của vùng đã từng bước được giải quyết nhờ phát triển nguồn điện và mạng lưới điện.
+ Một số nhà máy thuỷ điện được xây dựng trên hệ thống sông Đồng Nai: Trị An trên sông Đồng Nai ( 400 MW), Thác Mơ ( 150MW) trên sông Bé, Cần Đơn (ở hạ du của nhà máy thuỷ điện Thác Mơ).
+ Các nhà máy điện tuốc bin khí sử dụng khí thiên nhiên được xây dựng và mở rộng: trung tâm điện lực Phú Mỹ ( các nhà máy Phú Mĩ 1, Phú Mĩ 2, Phú Mĩ 3 và Phú Mĩ 4), Bà Rịa, Thủ Đức. Một số nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu phục vụ cho các khu chế xuất được đầu tư xây dựng
+ Đường dây cao áp 500kv Hoà Bình - Phú Lâm ( TP. Hồ Chí Minh) được đưa vào vận hành từ gữa năm 1994. 
+ Sự phát triển công nghiệp của vùng không tách rời xu thế mở rộng quan hệ đầu tư với nước ngoài. Cần phải luôn luôn quan tâm vấn đề môi trường; phát triển công nghiệp tránh làm tổn hại đến du lịch.
b. Trong khu vực dịch vụ

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_thi_hoc_ki_ii_mon_dia_li_lop_12_nam_hoc_2019.doc