Đề cương ôn thi giữa học kì II môn Vật lí Lớp 9

I. LÝ THUYẾT

1. Dòng điện xoay chiều:

- Dòng điện luân phiên đổi chiều gọi là dòng điện xoay chiều.

- Có hai cách tạo ra dòng điện cảm ứng xoay chiều là: cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm hoặc cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn

2. Máy phát điện xoay chiều:

Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn. Một trong hai bộ phận đó đứng yên gọi là stato, bộ phận còn lại quay gọi là rôto.

- Có hai loại máy phát điện xoay chiều: một loại nam châm quay còn một loại cuôn dây quay.

Khi rôto của máy phát điện xoay chiều quay được 1vòng thì dòng điện do máy sinh ra đổi chiều 2 lần. Dòng điện không thay đổi khi đổi chiều quay của rôto.

3. Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều.

Dòng điện xoay chiều có tác dụng như dòng điện một chiều: tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ …

Lực điện từ (tác dụng từ) đổi chiều khi dòng điện đổi chiều.

Dùng ampe kế và vôn kế xoay chiều có kí hiệu AC (hay ~) để đo giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều. Khi mắc ampe kế và vôn kế xoay chiều vào mạch điện xoay chiều không cần phân biệt chốt (+) hay (-)..

docx 4 trang Hòa Minh 06/06/2023 5700
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi giữa học kì II môn Vật lí Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn thi giữa học kì II môn Vật lí Lớp 9

Đề cương ôn thi giữa học kì II môn Vật lí Lớp 9
chiều.
- Dùng ampe kế và vôn kế xoay chiều có kí hiệu AC (hay ~) để đo giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều. Khi mắc ampe kế và vôn kế xoay chiều vào mạch điện xoay chiều không cần phân biệt chốt (+) hay (-)..
4. Truyền tải điện năng đi xa:
- Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn sẽ có một phần điện năng hao phí do hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây.
R
2
U2
=
hp
- Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây dẫn tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn
- Để giảm hao phí trên đường dây truyền tải điện năng đi xa ta có 2 cách: Tăng hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây dẫn hoặc giảm điện trở của dây dẫn. Để giảm điện trở ta phải: Tăng tiết diện dây dẫn (tốn kém) hoặc chọn dây có điện trở suất nhỏ (tốn kém)
- Khi truyền tải điện năng đi xa phương án làm giảm hao phí hữu hiệu nhất là tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn bằng máy biến thế.
5. Máy biến thế
- Khi đặt một hiệu điện thế xoay chiều vào hai đầu c...ng song với trục chính.
c) Ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ:
- Nếu d < f cho ảnh ảo, cùng chiều với vật và lớn hơn vật
- Nếu d = f ảnh ở vô cùng
- Nêu f < d < 2f cho ảnh thật ngược chiều với vật và lớn hơn vật
- Nếu d = 2f cho ảnh thật ngược chiều với vật và bằng vật
- Nếu d > 2f cho ảnh thật ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.
- Nếu d = ∞ cho ảnh thật ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật. Ảnh nằm tại tiêu điểm.
Lưu ý : 
Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật, ngược chiều với vật.
Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật.
d. Cách dựng ảnh của vật qua thấu kính hội tụ
* Dựng ảnh tạo bởi điểm sáng S tạo bởi thấu kính hội tụ
-Từ S ta dựng hai tia ( trong ba tia đặc biệt) đến thấu kính, sau đó vẽ hai tia ló ra khỏi thấu kính.
- Nếu hai tia ló cắt nhau thực sự thì giao điểm cắt nhau đó chính là ảnh thật S’ của S, nếu hai tia ló không cắt nhau thực sự mà có đường kéo dài của chúng cắt nhau, thì giao điểm cắt nhau đó chính là ảnh ảo S’của S qua thấu kính.
* Dựng ảnh của vật sáng AB tạo bởi thấu kính hội tụ
Muốn dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính ( AB vuông góc với thấu kính, a nằm trên trục chính), chỉ cần dựng ảnh B’ của B bằng hai trong ba tia sáng đặc biệt, sau đó từ B’ hạ vuông góc xuống trục chính ta có ảnh A’ của A.
8. Thấu kính phân kì:
a) Đặc điểm của thấu kính phân kì:
- Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần giữa 
- Chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho chùm tia ló phân kì.
- Dùng thấu kính phân kì quan sát dòng chữ thấy nhỏ hơn so với khi nhìn bình thường.
- Trong đó: D là trục chính
	F, F’ là hai tiêu điểm
	O là quang tâm
	OF = OF’ = f gọi là tiêu cự của thấu kính
b) Đường truyền của hai tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì:
(1): Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm.
(2): Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.
c) Ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì:
- Vật sáng đặt ở mọi vị trí trước t...
 * Cách khắc phục tật lão mắt: Mắt lão phải đeo TKHT để nhìn thấy rõ các vật ở gần. Kính lão là TKHT.
11. Kính lúp
 Kính lúp là một TKHT có tiêu cự ngắn, dùng để quan sát những vật nhỏ.
 - Hệ thức liên hệ giữa số bội giác và tiêu cự f của một thấu kính : G = 
 - Kính lúp có số bội giác càng lớn thì có tiêu cự càng ngắn.
- Số bội giác của kính lúp cho biết ảnh mà mắt ta thu được khi dùng kính lớn gấp bao nhiêu lần so với ảnh mà mắt thu được khi quan sát trực tiếp vật mà không dùng kính.
- Dùng kính lúp có số bội giác càng lớn để quan sát thì ta thấy ảnh càng lớn.
* Cách quan sát một vật nhỏ qua kính lúp: Vật cần quan sát phải đặt trong khỏang tiêu cự của kính lúpđể cho ảnh ảo lớn hơn vật. Mắt nhìn thấy ảnh ảo đó.
12. Ánh sáng trắng – ánh sáng màu.
 a. Các nguồn phát ánh sáng trắng: Mặt Trời và các đèn có dây tóc nóng sáng (bóng đèn pha của ôtô, xe máy, bóng đèn pin, ..v.v.)
 b. Các nguồn phát ánh sáng màu: 
- Đèn led có loại phát ra ánh sáng đỏ, vàng, lục..
- Bút laze khi họat động phát ra ánh sáng màu đỏ
- Các đèn ống phát ánh sáng màu dùng trong quảng cáo.
 c. Tạo ra ánh sáng màu bằng các tấm lọc màu: có thể tạo ra ánh sáng màu bằng cách chiếu chùm sáng trắng qua một tấm lọc màu.
- Chiếu chùm sáng trắng qua tấm lọc màu ta được ánh sáng có màu của tấm lọc.
- Chiếu ánh sáng màu qua tấm lọc cùng màu ta được ánh sáng vẫn có màu đó.
- Chiếu ánh sáng màu qua tấm lọc khác màu sẽ không được ánh sáng màu đó nữa 

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_giua_hoc_ki_ii_mon_vat_li_lop_9.docx