Đề cương ôn thi học kì II Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2019-2020

Câu 1 (1,5 đ). Nguyên nhân bùng nổ phong trào Cần vương?

            - Sau 2 hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp đã hoàn thành cơ bản xâm lược Việt Nam, lập chế độ bảo hộ Bắc Kì và Trung Kì.

            - Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Nguyễn mà đại diện là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành động, đưa vua Hàm Nghi lên ngôi, chuẩn bị mọi điều kiện để chống Pháp.

            - Đêm ngày 4, rạng sáng ngày 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở Đồn Mang Cá và tòa Khâm sứ. Cuộc chiến đấu anh dũng nhưng do thiếu sự chuẩn bị chu đáo nên khi Pháp phản công quân ta nhanh chóng thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). 

            - Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết mượn danh nghĩa vua Hàm Nghi xuống Chiếu Cần vương kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến. 

            - Chiếu Cần vương đã thổi bùng phong trào yêu nước, đấu tranh chống Pháp sôi nổi, liên tục trong suốt cuối thế kỉ XIX.

Câu 2 (1,5 đ). Ưu điểm và hạn chế trong đường lối cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.

docx 5 trang Bảo Đạt 23/12/2023 2500
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi học kì II Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn thi học kì II Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2019-2020

Đề cương ôn thi học kì II Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2019-2020
anh chống Pháp sôi nổi, liên tục trong suốt cuối thế kỉ XIX.
Câu 2 (1,5 đ). Ưu điểm và hạn chế trong đường lối cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
	* Ưu điểm và hạn chế trong đường lối cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh
	- Ưu điểm (chung cho cả hai đường lối): 
	+ Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, đều muốn giải phóng dân tộc đem lại độc lập dân tộc và cuộc sống ấm no cho nhân dân.
	+ Đều tiếp thu những tư tưởng tiến bộ bên ngoài và đi theo khuynh hướng mới là dân chủ tư sản.
	+ Xác định mục tiêu đấu tranh không chỉ chống Pháp mà còn chống phong kiến .
	- Hạn chế:
	+ Phan Bội Châu: 
Muốn dựa vào Nhật để chống Pháp.
Chủ yếu dựa vào tầng lớp trên, quan lại cũ, những người giàu có để hoạt động không đi vào vận động quần chúng tạo sức mạnh to lớn.
Thất bại.
	+ Phan Châu Trinh: 
Muốn dựa vào Pháp để chống phong kiến (tư tưởng “Pháp –Việt đề huề”). 
Chưa xác định được mâu thuẫn chủ yếu và nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam (chống phong kiến trướ... đồng minh để chống lại Anh, Pháp.
	B. nhượng bộ phát xít hòng tránh được chiến tranh.
	C. coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất.
	D. chủ trương đàm phán kí hiệp ước với Đức để bảo vệ quyền lợi khi bị Anh, Pháp cô lập.
Câu. Thái độ nhượng bộ phát xít của chính phủ Anh, Pháp, Mĩ là do
	A. sợ các nước phát xít tấn công nước mình.
	B. lo sợ trước sức mạnh của Liên Xô và muốn tiêu diệt Liên Xô.
	C. lo sợ sự bành trướng của phát xít nhưng muốn đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.
	D. để tránh cùng lúc phải chống cả chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản.
Câu. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, thắng lợi thuộc về
	A. Đức, Nhật Bản, Italia.	B. Liên Xô, Mĩ, Anh.	
	C. Mĩ, Anh, Pháp.	D. Các dân tộc kiên trì chống Phát xít.
Câu. Nước nào không bị Chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá mà ngược lại thu được nhiều lợi nhuận trong chiến tranh? 
	A. Mĩ. B. Anh. C. Pháp. D. Liên Xô. 
Câu. Anh, Pháp có thái độ như thế nào khi Liên Xô đề nghị thành lập Mặt trận thống nhất chống phát xít?
	A. Đồng ý nhưng không thực hiện.	
	B. Anh đồng ý nhưng Pháp không đồng ý.
	C. Từ chối đề nghị của Liên Xô, nhượng bộ phát xít.
	D. Đồng ý với điều kiện Liên Xô phải tấn công chủ nghĩa phát xít trước tiên.
Câu. Trong những năm 30 của thế kỷ XX, khi các nước phát xít liên kết với nhau gây chiến tranh xâm lược nhiều nơi trên thế giới, các nước Anh. Pháp, Mĩ có chung một mục đích là 
	A. lợi dụng chiến tranh để làm giàu.
	B. muốn phe phát xít tấn công Liên Xô.
	C. giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình.
	D. biến chủ nghĩa phát xít thành công cụ để tiêu diệt Liên Xô. 
Câu. Sự kiện nào đã phá vỡ âm mưu của Anh, Pháp, Mĩ muốn đẩy chiến tranh về phía Liên Xô? 
	A. Liên Xô đồng ý đối thoại với Đức.	
	B. Đức đề nghị đàm phán với Liên Xô.
	C. Đức và Liên Xô tiến hành đàm phán.	
	D. Hiệp ước Xô-Đức không xâm lược nhau được kí kết. 
Câu. Sự kiện Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện ngày 15-8-1945 đã tác động đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 như thế nào? 
	A. Tạ... nghĩa về cả hai phe tham chiến.
	* Chủ đề 2. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (1858 – 1873).
Câu. Giữa thế kỉ XIX Việt Nam là một 
	A. quốc gia phong kiến độc lập có chủ quyền.	B. nước thuộc địa của Pháp.
	C. thuộc địa của Tây Ban Nha.	D. phụ thuộc vào Pháp.
Câu. Giữa thế kỉ XIX chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng 
	A. phát triển nhanh chóng.	B. khủng hoảng suy yếu nghiêm trọng.
	C.ổn định và phát triển.	D. có nền công thương nghiệp phát triển.
Câu. Chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn cuối XIX làm cho kinh tế nước ta nghèo nàn, lạc hậu là
	A. “bế quan, tỏa cảng”.	B. cấm đạo, giết đạo Thiên Chúa.
	C. duy trì chế độ phong kiến.	D. chú trọng phát triển nông nghiệp.
Câu. Tại mặt trận Đà Nẵng, Nguyễn Tri Phương đã sử dụng chiến thuật gì?
	A. Tích cực thực hiện “vườn không nhà trống”.
	B. Tập trung lực lượng chủ động tấn công Pháp.
	C. Tạm thời rút toàn bộ lực lượng về bảo vệ kinh thành Huế.
	D. Cử người sang thương thuyết, nghị hòa với thực dân Pháp. 
Câu. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” bị thất bại sau lần Pháp tấn công ở
A. Miền Tây.	 B. Miền Đông.	 C. Đà Nẵng.	 D. Gia Định.
Câu. Không chiếm được Đà Nẵng, thực dân Pháp đánh tiếp ở 
A. Huế.	 B. Gia Định.	 C. Biên Hoà.	 D. Vĩnh Long.
Câu. Chiến thuật “chinh phục từng gói nhỏ” của Pháp được thực hiện đầu tiên ở mặt trận nào?
	A. Đà Nẵng.	B. Gia Định.	C. Tây Nam Kì. 	D. Bắc Kì.
Câu. Chiến thuật “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bị thất bại nguyên nhân quan trọng nhất là do
	A. quân Pháp không quen với thời tiết, bị đau ốm nhiều.
	B. việc tiếp tế lương thực thuốc men khó khăn.
	C. không quen thuộc địa hình, địa thế ở Việt Nam.
	D. khí thế kháng chiến sôi sục trong nhân dân cả nước.
Câu. Đâu không phải là nội dung của hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862). 
	A. triều đình nhường hẳn cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kì.
	B. Pháp trả Vĩnh Long về cho triều đình.
	C. triều đình phải mở 3 cửa biển : Ba Lạt, Quảng Yên, Đà Nẵng cho Pháp buôn bán.
	D. triều đình chính thức thừa n

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_hoc_ki_ii_lich_su_lop_11_nam_hoc_2019_2020.docx