Đề cương ôn thi học kì II môn Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2019-2020 - Trần Thị Thùy Linh
Câu 1. Tình hình tư tưởng, tôn giáo ở các thế kỉ X-XV.
-Thế kỷ X – XV Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện phát triển.
- Phật giáo:
+ Thời Lý, Trần: Giữ vị trí đặc biệt quan trọng và rất phổ biến.
+ Thời Lê sơ: Bị hạn chế trong nhân dân.
- Nho giáo:
+ Thời Lý, Trần: Dần trở thành hệ tư tưởng chính của giai cấp thống trị song không phổ biến trong nhân dân.
+ Thời Lê sơ: Chiếm vị trí độc tôn.
- Đạo giáo: Không phổ cập nhưng hoà lẫn vào tín ngưỡng dân gian.
Câu 2. Tình hình giáo dục ở các thế kỉ XI-XV.
- Thời Lí, giáo dục được hình thành:
+ Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu.
+ Năm 1075, nhà Lí cho mở khoa thi đầu tiên.
- Thời Trần, giáo dục tiếp tục phát triển: đặt lệ lấy Tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa),...
- Thời Lê sơ, giáo dục hoàn thiện:
+ Ba năm thi Hội một lần.
+ Quy chế thi được ban hành rõ ràng.
+ Số người đi học ngày càng đông, dân trí được nâng cao.
+ Năm 1484, nhà nước cho dựng bia ghi tên Tiến sĩ để khuyến khích việc học.
- Tử thế kỉ XI – XV, giáo dục Đại Việt phát triển hoàn thiện, trở thành nguồn đào tạo nhân tài cho đất nước nhưng không tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn thi học kì II môn Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2019-2020 - Trần Thị Thùy Linh

+ Ba năm thi Hội một lần. + Quy chế thi được ban hành rõ ràng. + Số người đi học ngày càng đông, dân trí được nâng cao. + Năm 1484, nhà nước cho dựng bia ghi tên Tiến sĩ để khuyến khích việc học. - Tử thế kỉ XI – XV, giáo dục Đại Việt phát triển hoàn thiện, trở thành nguồn đào tạo nhân tài cho đất nước nhưng không tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Câu 3. Thành tựu nghệ thuật ở các thế kỉ X-XV Nghệ thuật ở các thế kỉ X-XV ngày càng phát triển: + Nghệ thuật kiến trúc: chủ yếu là các công trình Phật giáo như chùa Một Cột, chùa Phật Tích, tháp Báo Thiên...; Ngoài ra còn có thành nhà Hồ, tháp Chăm ... + Nghệ thuật điêu khắc độc đáo với nhiều họa tiết như rồng, bông cúc ... + Nghệ thuật sân khấu: chèo, tuồng, múa rối nước ngày càng đặc sắc. + Âm nhạc cũng phát triển với đa dạng các loại nhạc cụ: trống cơm, sáo, tiêu ... + Đặc biệt, trong các dịp lễ hội: các loại hình ca múa cùng với trò chơi dân gian tạo nên nét đặc sắc riêng. 2. CÂU HIỂU(1,5đ) THUỘC BÀI 31. CÁCH MẠNG...ng ( Thời Lí). - Chủ động đoàn kết để chống giặc. - Chủ động tấn công, thực hiện chiến lược “tiên phát chế nhân” - Chủ động phòng thủ lập phòng tuyến trên sông Như Nguyệt, dùng bài thơ “Nam quốc sơn hà” để thực hiện chiến thuật tâm công. - Chủ động kết thúc chiến tranh bằng “giảng hòa”. Câu 2. Đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. - Cuộc khởi nghĩa nổ ra khi đất nước bị nhà Minh đô hộ. - Từ cuộc khởi nghĩa ở địa phương (Lam Sơn - Thanh Hóa) đã phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. - Tư tưởng nhân nghĩa được đề cao trong suốt cuộc khởi nghĩa, chủ động nghị hòa để kết thúc chiến tranh. - Cuộc khởi nghĩa được nhân dân ủng hộ, quy tụ được nhiều tướng tài như Nguyễn Trãi, Lê Lợi ...lập được đại bản doanh và căn cứ. Câu 3. Tự lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa từ X-XV: Thời gian; Người lãnh đạo; Chiến thắng quyết định; Chiến thuật đánh giặc. II. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM) 1. BÀI 19. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM (X-XV) Câu 1. Để đối phó với thế mạnh của quân Mông – Nguyên, cả ba lần nhà Trần đều thực hiện kế sách A. “ngụ binh ư nông”. B. “tiên phát chế nhân”. C. “công tâm”. D. “vườn không nhà trống”. Câu 2. Ai là người đề ra chủ trương “ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc? A. Lý Thánh Tông. B. Lý Thường Kiệt. C. Trần Hưng Đạo. D. Lý Kế Nguyên. Câu 3. Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống Tống (1075 – 1077)? A. Lý Kế Nguyên. B. Lý Đạo Thành. C. Phạm Ngũ Lão. D. Lý Thường Kiệt. Câu 4. Bài thơ “Nam quốc sơn hà”ra đời trong hoàn cảnh nào? A. Trong cuộc tập kích lên đất Tống của quân ta. B. Đang lúc diễn ra trận đánh ác liệt ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. C. Khi vua Tống đầu hàng Đại Việt. D. Trong buổi lễ mừng chiến thắng quân Tống. Câu 5. Vị tướng nào đóng vai trò quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên năm 1258 A. Trần Thủ Độ. B. Trần Thánh Tông. C. Trần Quốc Tuấn. D. Trần Nhật Duật Câu 6. Điểm tương đồng tr...ng. 2. Bài 20. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC (X-XV) Câu 1. Ở các thế kỉ X-XV, Phật giáo phát triển mạnh thời A. Đinh-Tiền Lê. B. Lý-Trần. C. Lê sơ. D. Thời Trần. Câu 2. Ở các thế kỉ X-XV, Nho giáo giữ vị trí độc tôn ở thời A. Đinh-Tiền Lê. B. Lý-Trần. C. Lê sơ. D. Thời Ngô. Câu 3. Các triều đại phong kiến nước ta (X-XV) đều đề cao tôn giáo nhằm A. hạn chế các cuộc đấu tranh của nhân dân. B. duy trì tôn ti, trật tự và đẳng cấp xã hội để dễ cai trị. C. tập hợp đông dân cư trong làng xã. D. cầu hòa với phương Bắc vì các tôn giáo chủ yếu được du nhập từ phương Bắc. Câu 4. Biểu hiện nào cho thấy giáo dục, thi cử được quan tâm đặc biệt thời Lê sơ? A. Tổ chức khoa thi. B. Cho dựng bia ghi tên tiến sĩ, cứ 3 năm thi Hội. C. Đặt lệ lấy Tam khôi. D. Lập Văn Miếu và tổ chức khoa thi đầu tiên. Câu 5. Văn Miếu được xây dựng vào năm A. 1070. B. 1075. C. 1076. D. 1007. Câu 6. Bộ sử đầu tiên của nước ta có tên A. Đại Việt sử. B. Đại Việt sử kí. C. Đại Việt thông sử. D. Đại Việt sử kí toàn thư. Câu 7. Đâu không phải là biểu hiện phát triển của Phật giáo ở nước ta (X-XV)? A. Chùa mọc khắp nơi. B. Các nhà sư được coi trọng. C. Có nhiều Phật tử. D. Khoa thi được tổ chức đều đặn. Câu 8. Tình hình khoa học – kĩ thuật nước ta ở các thế kỉ XI-XV như thế nào? A. Phát triển tương đối toàn diện. B. Đã có bước tiến đáng kể so với thế giới. C. Chủ yếu phát triển khoa học xã hội, hạn chế khoa học tự nhiên, kĩ thuật. D. Chủ yếu phát triển khoa học tự nhiên, kĩ thuật. Câu 9. Nghệ thuật chèo, tuồng, múa rối nước ở nước ta phát triển từ thời A. Tiền Lê. B. Lí. C. Trần. D. Lê sơ. Câu 11. Nhận xét nào không phản ánh đúng mục đích của nhà nước khi dựng bia Tiến sĩ trong văn miếu? A. Vinh danh những người tài giỏi, đỗ đạt cao trong các kỳ thi. B. Tạo nên những tác phẩm điêu khắc độc đáo, góp phần làm phong phú văn hóa Việt. C. Khuyến khích, cổ vũ tinh thần học tập của nhân dân. D. Răn đe quan lại phải có trách nhiệm với dân, với nước để
File đính kèm:
de_cuong_on_thi_hoc_ki_ii_mon_lich_su_lop_10_nam_hoc_2019_20.doc