Đề kiểm tra 1 tiết học kì I môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề 209 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Tân Phong (Kèm đáp án)

Câu 1: Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:

A. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AUG5’                      B. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AGU5’.

C. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’AGU5’.                     D. 3’UAG5’ ; 3’UAA5’; 3’UGA5’.

Câu 2: Nhiễm sắc thể dài gấp nhiều lần so với đường kính tế bào, nhưng vẫn được xếp gọn trong nhân vì

A. nó được dồn nén lai thành nhân con.             B. đường kính của nó rất nhỏ.

C. nó được đóng xoắn ở nhiều cấp độ.               D. nó được cắt thành nhiều đoạn.

Câu 3: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên 1 cặp tương đồng được gọi là

A. thể ba.                        B. thể bốn.                      C. thể ba kép.                 D. thể tứ bội

Câu 4: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên mỗi cặp tương đồng được gọi là

A. thể ba.                        B. thể tứ bội                   C. thể ba kép.                 D. thể bốn.

doc 3 trang Bảo Đạt 25/12/2023 4920
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết học kì I môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề 209 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Tân Phong (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra 1 tiết học kì I môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề 209 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Tân Phong (Kèm đáp án)

Đề kiểm tra 1 tiết học kì I môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề 209 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Tân Phong (Kèm đáp án)
 thể trên mỗi cặp tương đồng được gọi là
A. thể ba.	B. thể tứ bội	C. thể ba kép.	D. thể bốn.
Câu 5: Theo Jacôp và Mônô, các thành phần cấu tạo của opêron Lac gồm:
A. vùng vận hành (O), nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P).
B. gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P).
C. gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O), vùng khởi động (P).
D. gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O).
Câu 6: Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactôzơ và khi môi trường không có lactôzơ?
A. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã.
B. Gen điều hoà R tổng hợp prôtêin ức chế.
C. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.
D. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.
Câu 7: Ở sinh vật nhân thực, côđon nào sau đây mã hoá axit amin mêtiônin?
A. 5’UUG3’.	B. 5’AUG3’.	C. 5’UAG3’.	D. 5’AGU3’.
Câu 8: Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazak... với quá trình phiên mã. 
(3) Trên cả hai mạch khuôn, ADN pôlimeraza đều di chuyển theo chiều 5’ →3’ để tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ →5’. 
(4) Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN ban đầu.
A. (1), (3).	B. (2), (3).	C. (1), (4).	D. (2), (4).
Câu 16: Gen B có 900 nuclêôtit loại ađênin (A) và có tỉ lệ (A + T)/(G + X)= 1,5. Gen B bị đột biến dạng thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T trở thành alen b. Tổng số liên kết hiđrô của alen b là
A. 3600.	B. 3601.	C. 3599.	D. 3899.
Câu 17: Cà độc dược có bộ NST 2n = 24. Tế bào lá của loài này thuộc thể tam bội sẽ có số NST là
A. 12	B. 25	C. 36	D. 74
Câu 18: Trong mô hình cấu trúc của operon Lac, vùng vận hành là nơi:
A. ARN porimelaza bám vào và khởi đầu phiên mã
B. chứa thông tin mã hóa các aa trong phân tử protein cấu trúc
C. mang thông tin quy định cấu trúc protein ức chế
D. protein ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã
Câu 19: Khi nói về quá trình dịch mã, những phát biểu nào sau đây đúng? 
(1) Dịch mã là quá trình tổng hợp prôtêin, quá trình này chỉ diễn ra trong nhân của tế bào nhân thực. 
(2) Quá trình dịch mã có thể chia thành hai giai đoạn là hoạt hoá axit amin và tổng hợp chuỗi pôlipeptit. 
(3) Trong quá trình dịch mã, trên mỗi phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động. 
(4) Quá trình dịch mã kết thúc khi ribôxôm tiếp xúc với côđon 5’ UUG 3’ trên phân tử mARN.
A. (2), (3).	B. (1), (3).	C. (2), (4).	D. (1), (4).
Câu 20: Sản phẩm của giai đoạn hoạt hoá axit amin là
A. chuỗi polipeptit.	B. axit amin hoạt hoá.
C. phức hợp aa-tARN.	D. axit amin tự do.
Câu 21: Operon là
A. một đoạn trên phân tử ADN bao gồm một số gen cấu trúc và một gen vận hành chi phối.
B. cụm gồm một số gen điều hòa nằm trên phân tử ADN.
C. một đoạn gồm nhiều gen cấu trúc trên phân tử ADN.
D. cụm gồm một số gen cấu trúc do một gen điều hòa nằm trước nó điều khiển.
Câu 22: Một NST có trình tự các gen là ABOCDEFG. Sau đột biến, trình tự các gen trên

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_12_ma_de_209_na.doc
  • docDAP AN KIEM TRA 1 TIET SINH 12 - 2017.doc
  • docCẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRASINH 12 1 TIET NĂM HỌC 2017.doc