Đề thi thử THPTQG năm 2018 môn Sinh học (Lần 1) - Trường THPT chuyên Bắc Giang (Có đáp án)
Câu 1: Có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng về tiêu hóa ở động vật ?
(1)Tất cả các loài thú ăn thực vật đều có dạ dày 4 ngăn.
(2) ở thú ăn thịt, thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học trong dạ dày giống như ở người
(3) Ruột non ở thú ăn thịt ngắn hơn ở thú ăn thực vật.
(4) Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn ngoại bào.
(5) Tất cả các loài thú ăn động vật đều có manh tràng phát triển.
(6) Một trong những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là dịch tiêu hóa không bị hòa loãng
A. 2 B. 5 C. 3 D. 4
Câu 2: Thành phần của dịch mạch gỗ gồm chủ yếu:
A. Axitamin và vitamin B. Nước và các ion khoáng
C. Amit và hoocmôn D. Xitôkinin và ancaloit
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử THPTQG năm 2018 môn Sinh học (Lần 1) - Trường THPT chuyên Bắc Giang (Có đáp án)

ác tác nhân đột biến (4) Đột biến gen phát sinh trong pha S của chu kỳ tế bào (5) Đột biến gen là loại biến dị luôn được di truyền cho thế hệ sau Có bao nhiêu phát biểu đúng A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 Câu 4: Hai phân tử ADN chứa đoạn N15 có đánh dấu phóng xạ.Trong đó ADN thứ nhất được tái bản 3 lần . ADN thứ 2 được tái bản 4 lần đều trong môi trường chứa N14 . Số phân tử ADN con chứa N15 chiếm tỷ lệ: A. 8,33% B. 75% C. 12.5% D. 16.7% Câu 5: Ở một loài thực vật, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có tỉ lệ kiểu gen là 0,7Aa: 0,3aa. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ F3 là A. 60,625% cây hoa đò: 39,375% cây hoa trắng. B. 39,375% cây hoa đỏ: 60,625 cây hoa trắng C. 62,5% cây hoa đỏ: 37,5% cây hoa trắng. D. 37,5% cây hoa đỏ: 62,5% cây hoa trắng Câu 6: So sánh tốc độ dẫn truyền của sợi thần kinh có và không có bao mielin dưới đây, nhận định nào là chính xác ? A. Tốc độ dẫn truyền của sợi thần kinh có bao mi...ương pháp có thể tạo ra nguồn biến dị di truyền cung cấp cho quá trình chọn giống? A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 12: Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, xét các kết luận sau đây: (1) Cấu trúc tuổi của quần thể có thể bị thay đổi khi có thay đổi của điều kiện môi trường. (2) Cấu trúc tuổi của quần thể phản ánh tỉ lệ của các loại nhóm tuổi trong quần thể. (3) dựa vào cấu trúc tuổi của quần thể có thể biết được thành phần kiểu gen của quần thể. (4) Cấu trúc tuổi của quần thể không phản ánh tỉ lệ đực cái trong quần thể. Có bao nhiêu kết luận đúng? A. 3 B. 1 C. 4 D. 2 Câu 13: Ở người, bệnh bạch tạng do một gen lặn nằm trên NST thường quy định, bệnh máu khó đông do một gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X quy định. Ở một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có bố bị bệnh máu khó đông, có bà ngoại và ông nội bị bạch tạng; bên phía người chồng có bố bị bạch tạng. Những người khác trong cả hai gia đình đều không bị hai bệnh này. Cặp vợ chồng này dự định chỉ sinh một đứa con, xác suất để đứa con này là con trai và không bị cả hai bệnh là A. 31,25% B. 20,83% C. 41,67% D. 62,5%. Câu 14: Điều nào sau đây nói về tần số hoán vị gen là không đúng: A. Các gen nằm xa nhau tần số hoán vị gen càng lớn B. Tần số hoán vị gen luôn lớn hơn 50%. C. Có thể xác định được tần số hoán vị gen dựa vào kết quả của phép lai phân tích và phép lai tạp giao D. Tần số hoán vị gen thể hiện khoảng cách tương đối giữa các gen. Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Thực vật có hoa hạt kín có hiện tượng thụ tinh kép. B. Hạt phấn là giao tử đực và túi phôi là giao tử cái C. Sau thụ tinh noãn biến đổi thành hạt, bầu phát triển thành quả. D. Quá trình thụ phấn của hoa có thể nhờ gió, động vật hoặc con người. Câu 16: Ở một loài thực vật, tính trạng khối lượng quả do nhiều cặp gen nằm trên các cặp NST thường khác nhau di truyền theo kiểu tương tác cộng gộp. Cho cây có quả nặng nhất (120g) lai với cây có quả nhẹ nhất (60g) được F1. Cho F1 giao phấn tự do được F2. Cho...t đỏ với ruồi đực thân đen, cánh cụt, mắt trắng thu được F1 100% ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau được F2 xuất hiện tỉ lệ kiểu hình ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ và kiểu hình ruồi thân xám, cánh cụt, mắt trắng là 51,25%. Biết không có đột biến. Cho các kết luận sau: (1) Con ruồi cái F1 có tần số hoán vị gen là 30%. (2) Con ruồi cái F1 có kiểu gen (3) Tỉ lệ ruồi cái dị hợp 3 cặp gen ở F2 là 15%. (4) Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội và một tính trạng lặn ở F2 là 31,25%. (5) Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F2, xác suất lấy được một con cái thuần chủng là 14,2%. Số kết luận đúng là: A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 20: Xét một bệnh do đột biến gen lặn nằm trên NST thường quy định. Đặc điểm di truyền của bệnh này là A. Bệnh được di truyền theo dòng mẹ B. Nếu bố bị bệnh thì tất cả con trai đều bị bệnh C. Bố mẹ không bị bệnh vẫn có thể sinh con bị bệnh D. Chỉ có bố hoặc mẹ bị bệnh thì tất cả đời con đều bị bệnh Câu 21: Khi nói về sự phát sinh loài người, xét các kết luận sau đây: (1) Loài người xuất hiện vào đầu kỉ thứ Tư (Đệ tứ) của đại Tân sinh (2) Có hai giai đoạn là tiến hóa sinh học và tiến hóa xã hội (3) Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người (4) Tiến hóa sinh học đóng vai trò quan trọng ở giai đoạn đầu Có bao nhiêu kết luận đúng? A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 22: Khi nói về cảm ứng ở thực vật, có các hiện tượng sau: (1) Đỉnh sinh trưởng của thân cành luôn hướng về phía có ánh sáng. (2) Hệ rễ của thực vật luôn đâm sâu vào trong lòng đất để lấy nước và muối khoáng. (3) Khi có va chạm, lá cây xấu hổ cụp lại. (4) Hoa nghệ tây và hoa tuy lip nở và cụp theo nhiệt độ môi trường (5) Hoa bồ công anh nở ra lúc sáng sớm và cụp lại khi ánh sáng yếu Có bao nhiêu hiện tượng là ứng động sinh trưởng ở thực vật A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 23: Cho các phát biểu sau đây: (1) Chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội (2) Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động khi
File đính kèm:
de_thi_thu_thptqg_lan_1_mon_sinh_hoc_nam_2018_truong_thpt_ch.doc