Đề thi thử THPTQG năm 2018 môn Sinh học (Lần 1) - Trường THPT Chuyên Lê Khiết (Có đáp án)

Câu 1: Hình thức cảm ứng đơn giản nhất ở động vật là:

     A. Di chuyển cơ thể hướng tới hoặc lẩn tránh kích thích.

     B. Phản ứng bằng cơ chế phản xạ.

     C. Co rúm toàn thân.

     D. Phản ứng định khu.

Câu 2: Điều nào sau đây không đúng với quy trình dung hợp tế bào trần thực vật?

     A. Loại bỏ thành tế bào.

     B. Cho dung hợp trực tiếp các tế bào trong môi trường đặc biệt.

     C. Nuôi cấy các tế bào lai trong môi trường đặc biệt để chúng phân chia và tái sinh thành cây lai khác loài.

     D. Cho dung hợp các tế bào trần trong môi trường đặc biệt.

doc 16 trang Bảo Đạt 23/12/2023 2180
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPTQG năm 2018 môn Sinh học (Lần 1) - Trường THPT Chuyên Lê Khiết (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử THPTQG năm 2018 môn Sinh học (Lần 1) - Trường THPT Chuyên Lê Khiết (Có đáp án)

Đề thi thử THPTQG năm 2018 môn Sinh học (Lần 1) - Trường THPT Chuyên Lê Khiết (Có đáp án)
5.
Câu 5: Tạo sinh vật biến đổi gen bằng các phương pháp nào sau đây?
1. Đưa thêm gen lạ vào hệ gen
2. Thay thế nhân tế bào.
3. Làm biến đổi một gen đã có trong hệ gen.
4. Lai hữu tính giữa các dòng thuần chủng.
5. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen
Phương án đúng là:
	A. 1,3,5 	B. 1,2,3. 	C. 2,3,5.	D. 3,4,5.
Câu 6: Vai trò chủ yếu của các nguyên tố vi lượng trong cơ thể thực vật là:
	A. Hoạt hóa các enzim. 	B. Cấu tạo nên diệp lục.
	C. Cung cấp năng lượng.	D. Là nguyên liệu cấu trúc của tế bào.
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không có ở kỉ Jura?
	A. Cây hạt trần ngự trị. 	B. Bò sát cổ ngự trị.
	C. Xuất hiện cây hạt kín.	D. Phân hóa chim.
Câu 8: Cho các cặp cơ quan:
1. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.
2. Vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của bọ cạp.
3. Gai cây xương rồng và gai cây hoa hồng.
4. Cánh bướm và cánh chim.
Những cặp cơ quan tương đồng là:
	A. 2,3,4. 	B. 1,2. 	C. 1,3.	D. 1, 2, 3
Câu 9: Hạt của cây hạt kín có nguồn gốc từ:...ính trạng có thể được quy định bởi một gen hoặc hai gen hoặc được quy định bởi một gen mà gen đó còn quy định những tính trạng khác.
Có bao nhiêu phát biểu ở trên đúng?
	A. 2	B. 3	C. 1	D. 4
Câu 16: Ở trẻ em, nếu hoocmôn sinh trưởng tiết ra không đủ sẽ mắc bệnh:
	A. Bướu cổ. 	B. To đầu xương chi.	C. Đần độn. 	D. Lùn.
Câu 17: Hai loài họ hàng sống trong cùng khu phân bố nhưng lại không giao phối với nhau. Lí do nào sau đây có thể là nguyên nhân làm cho hai loài này cách li sinh sản?
1. Chúng có nơi ở khác nhau nên các cá thể không gặp gỡ nhau được.
2. Nếu giao phối cũng không tạo ra con lai hoặc con lai bất thụ.
3. Chúng có mùa sinh sản khác nhau.
4. Con lai tạo ra thường có sức sống kém nên bị đào thải.
5. Chúng có tập tính giao phối khác nhau.
6. Chúng có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau.
Có mấy nguyên nhân đúng?
	A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
Câu 18: Để tạo dòng thuần nhanh nhất, người ta dùng công nghệ tế bào nào?
	A. Tạo giống bằng chọn dòng tế bào xôma có biến dị.
	B. Dung hợp tế bào trần.
	C. Nuôi cấy tế bào.
	D. Nuôi cấy hạt phấn.
Câu 19: Ở người, bệnh và hội chứng bệnh nào sau đây xuất hiện chủ yếu ở nam giới mà ít gặp ở nữ giới?
1. Bệnh mù màu. 	2. Bệnh máu khó đông. 	3. Bệnh teo cơ
4. Hội chứng Đao. 	5. Hội chứng Claiphentơ.	6. Bệnh bạch tạng.
Đáp án đúng:
	A. 1, 2, 5	B. 1, 2	C. 3, 4, 5, 6	D. 1, 2, 4, 6
Câu 20: Sự kiện nào sau đây không thuộc tiến hóa tiền sinh học?
	A. Hình thành các hợp chất hữu cơ phức tạp protein và axit nucleic.
	B. Sự hình thành màng.
	C. Sự tạo thành các giọt coaxecva.
	D. Sự xuất hiện tế bào nguyên thủy.
Câu 21: Trong bảo quản nông sản, người ta không dùng biện pháp nào sau đây?
	A. Bảo quản ở điều kiện nồng độ O2 cao.	B. Bảo quản trong kho lạnh.
	C. Phơi khô.	D. Bảo quản ở điều kiện nồng độ CO2 cao.
Câu 22: Cho 5 quần thể thực vật có thành phần kiểu gen như sau:
Quần thể 1: 0,6AA : 0,2Aa : 0,2aa Quần thể 2: 0,5AA : 0,4Aa : 0,1 aa
Quần thể 3: 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa Quần thể 4: 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa
Quần ...pus) sống ở xứ lạnh vào mùa đông có lông màu trắng, còn mùa hè thì có lông màu vàng hoặc xám.
(4) Lá của cây vạn niên thanh (Dieffenbachia maculata) thường có rất nhiều đốm hoặc vệt màu trắng xuất hiện trên mặt lá xanh.
Có bao nhiêu hiện tượng nêu trên là thường biến (sư mềm dẻo kiểu hình)?
	A. 2	B. 3	C. 1	D. 4
Câu 28: Trong một ống nghiệm, có 3 loại nuclêôtit A, U, G với tỉ lệ lần lượt là 1 : 1 : 2. Từ 3 loại nuclêôtit này người ta đã tổng hợp nên một phân tử ARN nhân tạo. Theo lí thuyết, trên phân tử ARN nhân tạo này, xác suất xuất hiện bộ ba kết thúc là bao nhiêu?
	A. 1/64	B. 5/64	C. 1/32	D. 3/64
Câu 29: Ở một loài động vật giao phối, hai cặp gen Aa và Bb nằm trên các NST thường khác nhau. Trong phép lai: (♂) AaBb x (♀) Aabb, quá trình giảm phân ở cơ thể đực có 30% số tế bào mang cặp NST chứa cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, cặp NST mang cặp gen Bb giảm phân bình thường. Quá trình giảm phân bên cơ thể cái diễn ra bình thường. Theo lý thuyết, trong tổng số cá thể mang đột biến số lượng NST ở đời con của phép lai trên, số cá thể mang đột biến thể ba nhiễm chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
	A. 50%	B. 30%	C. 35%	D. 15%
Câu 30: Ở một loài động vật giao phối, xét cặp alen Aa quy định tính trạng màu sắc lông nằm trên NST thường. Ở giới đực, tần số alen A là 0,2 và tần số alen a là 0,8; ờ giới cái, tần số alen A là 0,6 và tần số alen a là 0,4. Biết rằng không xảy ra đột biến, cho các con đực trong quần thể giao phối ngẫu nhiên với các con cái. Theo lý thuyết, đến khi quần thể đạt trạng thái cân bằng về thành phần kiểu gen thì tỉ lệ kiểu gen AA là bao nhiêu?
	A. 48%	B. 50%	C. 36%	D. 16%
Câu 31: Ở một loài thực vật, cho lai giữa một cặp bố mẹ thuần chủng thân cao, hoa vàng và thân thấp, hoa đỏ thu được F1 gồm 100% cây thân cao, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 gồm 40,5% thân cao, hoa đỏ: 34,5% thân thấp, hoa đỏ: 15,75% thân cao, hoa vàng và 9,25% thân thấp, hoa vàng. Tỉ lệ cây thân thấp, hoa đỏ thuần chủng ở F2 là:
	A. 0,0

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_thptqg_lan_1_mon_sinh_hoc_nam_2018_thpt_chuyen_le.doc