Đề thi thử THPTQG năm 2018 môn Sinh học (Lần 1) - Trường THPT Mỹ Đức A (Có đáp án)
Câu 1: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Thể một thuộc loài này có bộ nhiễm sắc thể là
A. 2n - 1. B. 2n + 1. C. n + 1. D. n - 1.
Câu 2: Các phương pháp lai ít được sử dụng trong chọn giống vi sinh vật vì
A. Tất cả các vi sinh vật đều sinh sản vô tính.
B. Vi sinh vật sinh sản quá nhanh.
C. Đa số vi sinh vật không có quá trình sinh sản hữu tính hoặc quá trình đó chưa được biết rõ.
D. Vi sinh vật là loài tự thụ.
Câu 3: Một cá thể kiểu gen AaBbDD sau một thời gian thực hiện giao phối gần, số dòng thuần xuất hiện là:
A. 4. B. 8. C. 6. D. 2.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPTQG năm 2018 môn Sinh học (Lần 1) - Trường THPT Mỹ Đức A (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử THPTQG năm 2018 môn Sinh học (Lần 1) - Trường THPT Mỹ Đức A (Có đáp án)

i động vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể có bộ nhiễm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể ba? I. AaaBbDdEe. II. ABbDdEe. III. AaBBbDdEe. IV. AaBbDdEe. V. AaBbdEe. VI. AaBbDdE. A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 7: Côđon nào sau đây quy định tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã? A. 5'XAA3'. B. 5'GGA3'. C. 5'AUG3'. D. 5'AGX3'. Câu 8: Theo học thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến tần số alen của quần thể? A. Đột biến. B. Giao phối không ngẫu nhiên. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Các yếu tố ngẫu nhiên. Câu 9: Thường biến là A. những biến đổi đồng loạt về kiểu gen. B. những biến đổi về kiểu hình liên quan đến biến đổi kiểu gen. C. những biến đổi đồng loạt về kiểu hình của cùng kiểu gen. D. những biến đổi đồng loạt về kiểu gen tạo ra cùng kiểu hình. Câu 10: Cho các nhân tố sau: (1) Riboxom (2) ADN ligaza. (3) ADN polimeraza. (4) ... Cho các phát biểu sau khi nói về quần thể tự phối. 1. Quần thể bị phân hóa dần thành những dòng thuần. 2. Tần số alen sẽ được thay đổi qua các thế hệ. 3. Số cá thể đồng hợp tăng, số cá thể dị hợp giảm. 4. Quần thể một loài thực vật ban đầu có cấu trúc Aa = 1, sau một thế hệ tự thụ phấn kiểu gen đồng hợp chiếm 50%. Số phát biểu không đúng là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 18: Ở người, tính trạng nào sau đây chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi môi trường? A. Khối lượng cơ thể. B. Tỉ lệ prôtêin trong sữa. C. Màu mắt. D. Nhóm máu. Câu 19: Cách li sau hợp tử không phải là A. Trở ngại ngăn cản tạo ra con lai. B. Trở ngại ngăn cản sự thụ tinh. C. Trở ngại ngăn cản con lai hữu thụ. D. Trở ngại ngăn cản con lai phát triển. Câu 20: Cấu tạo khác nhau về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do A. Sự tiến hóa trong quá trình phát triển chung của loài. B. Thực hiện các chức phận giống nhau. C. Chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo các hướng khác nhau. D. Chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong những điều kiện giống nhau. Câu 21: Sự hình thành cừu Đôli là kết quả của hình thức: A. Nhân bản vô tính. B. Sinh sản vô tính. C. Sinh sản hữu tính. D. Trinh sản. Câu 22: Loài cổ nhất và hiện đại nhất trong chỉ Homo là A. Homo neandectan và Homo sapiens. B. Homo habilis và Homo erectus. C. Homo habilis và Homo sapiens. D. Homo erectus và Homo sapiens. Câu 23: Thực vật có hạt xuất hiện vào kỉ nào, đại nào sau đây? A. Kỉ Silua, đại Cổ sinh. B. Kỉ Than đá, đại Trung sinh. C. Kỉ Tam điệp, đại Trung sinh. D. Kỉ Pecmi, đại Cổ sinh. Câu 24: Cho một bệnh di truyền được biểu hiện qua phả hệ sau, bệnh này do gen gì qui định, gen này nằm ở đâu? A. Gen nằm trong tế bào chất. B. Gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường. C. Gen trội nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X. D. Gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường. Câu 25: Cho các thông tin sau, có bao nhiêu thông tin sai về quan niệm tiến hóa của Đacuyn? (1) Quần thể được xem là đơn vị tiến hóa cơ sở vì nó là đơn...hể khi đạt trạng thái cân bằng là A. 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. B. 0,09AA: 0,42Aa: 0,49aa. C. 0,16AA: 0,48Aa: 0,36aa. D. 0,64AA: 0,35Aa: 0,04aa. Câu 30: Trong một quần thể giao phối, nếu gen thứ nhất có 3 alen, gen thứ hai có 2 alen; các gen đều nằm trên NST thường và phân li độc lập thì sự giao phối tự do có thể tạo ra số tổ hợp kiểu gen là: A. 4 tổ hợp kiểu gen. B. 6 tổ hợp kiểu gen. C. 18 tổ hợp kiểu gen. D. 10 tổ hợp kiểu gen. Câu 31: Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai AaBbcc x AABbCc có thể cho đời con có bao nhiêu loại kiểu gen? A. 4. B. 12. C. 9. D. 18. Câu 32: Huấn luyện thú còn non, thành lập các phản xạ có điều kiện là quá trình A. Biến đổi tập tính bẩm sinh thành tập tính học được. B. Biến đổi tập tính học được thành tậ tính hỗn hợp. C. Biến đổi tập tính bẩm sinh thành tập tính hỗn hợp. D. Biến đổi tập tính hỗn hợp thành tập tính học được. Câu 33: Một cá thể có kiểu gen , biết khoảng cách giữa gen A và gen B là 10cM, D và E là 40cM. Các tế bào sinh tinh của cá thể trên giảm phân bình thường hình thành giao tử. Tính theo lí thuyết trong số các loại giao tử được tạo ra, loại giao tử Ab De chiếm tỉ lệ A. 6%. B. 5%. C. 8%. D. 1% Câu 34: Khi nói về quá trình dịch mã, phát biểu nào sau đây sai? A. Anticôđon của mỗi phân tử tARN khớp bổ sung với côđon tương ứng trên phân tử mARN. B. Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều ribôxôm cùng tham gia dịch mã. C. Axit amin mở đầu chuỗi pôlipeptit ở sinh vật nhân thực là mêtiônin. D. Ribôxôm dịch chuyển trên phân tử mARN theo chiều 3' → 5'. Câu 35: Cho các thành tựu sau 1. Tạo giống cà chua bất hoạt gen sản sinh ra etilen. 2. Tạo giống dâu tằm tam bội. 3. Tạo giống gạo vàng tổng hợp được β - caroten. 4. Tạo chủng nấm pilicilium có hoạt tính pilicilin tăng gấp 200 lần. 5. Sản xuất protein huyết thanh của người từ cừu. 6. Tạo cừu Đoly. Có bao nhiêu thành tựu không được tạo ra bằng phương pháp sử dụng công nghệ tế gen? A. 2 B. 1 C. 4 D. 3 Câu 36: Ú
File đính kèm:
de_thi_thu_thptqg_lan_1_mon_sinh_hoc_nam_2018_truong_thpt_my.doc