Đề thi thử THPTQG năm 2018 môn Sinh học (Lần 1) - Trường THPT Thuận Thành 3 (Có đáp án)

Câu 1: Bộ ba mã sao, bộ ba mã gốc, bộ ba đối mã lần lượt có ở

     A. tARN, gen, mARN.                                       B. gen, ARN, tARN.

     C. mARN, gen, rARN.                                       D. mARN, gen, tARN.

Câu 2: Điện thế nghỉ là:

     A. sự không chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm, còn ngoài màng mang điện dương

     B. sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm, còn ngoài màng mang điện dương

     C. sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện dương, còn ngoài màng mang điện âm

     D. sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào bị kích thích, phía trong màng mang điện dương, còn ngoài màng mang điện âm.

Câu 3: Mã di truyền có tính phổ biến, tức là:

     A. Mỗi loài sử dụng một bộ mã di truyền

     B. một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin

     C. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin

     D. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài loài ngoại lệ.

doc 13 trang Bảo Đạt 23/12/2023 2480
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPTQG năm 2018 môn Sinh học (Lần 1) - Trường THPT Thuận Thành 3 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử THPTQG năm 2018 môn Sinh học (Lần 1) - Trường THPT Thuận Thành 3 (Có đáp án)

Đề thi thử THPTQG năm 2018 môn Sinh học (Lần 1) - Trường THPT Thuận Thành 3 (Có đáp án)
 xác định một axit amin
	D. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài loài ngoại lệ.
Câu 4: Mối liên hệ giữa ADN, ARN, Protein được tóm tắt theo sơ đồ:
	A. Gen → Protein → ARN → tính trạng	B. Gen → Protein → Tính trạng → ARN
	C. Gen → ARN → Protein → Tính trạng	D. Gen → ARN → Tính trạng → Protein
Câu 5: Các phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng ống là:
	A. Phản xạ có điều kiện
	B. Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
	C. Phản xạ không điều kiện
	D. Phản ứng lại kích thích bằng cách co rút cơ thể
Câu 6: Trong các dạng đột biến gen, dạng nào thường gây biến đổi nhiều nhất trong cấu trúc của prôtêin tương ứng, nếu đột biến không làm xuất hiện bộ ba kết thúc?
	A. Mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit	B. Thay thế một cặp nuclêôtit
	C. Mất một cặp nuclêôtit	D. Thêm một cặp nuclêôtit
Câu 7: Hướng động là:
	A. Hình thức phản ứng của lá cây truớc tác nhân kích thích theo một hướng xác định
	B. Hình thức phản ứng của cây truớc tác nhân kích thích theo ...xong, axit amin ở vị trí đầu tiên thường bị cắt bỏ.
Câu 15: Gen là:
	A. Một đoạn của phân tử mARN mang thông tin mã hóa một chuỗi pôlipeptit.
	B. Một đoạn của phân tử rARN mang thông tin mã hóa một chuỗi pôlipeptit.
	C. Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN.
	D. Một đoạn của phân tử tARN chuyên vận chuyển các axit amin.
Câu 16: Trong quá trình tự nhân đôi ADN, mạch đơn làm khuôn mẫu tổng hợp mạch ADN mới liên tục là:
	A. một mạch đơn ADN bất kì.	B. mạch đơn có chiều 3’ → 5’
	C. mạch đơn có chiều 5’ → 3’.	D. trên cả hai mạch đơn.
Câu 17: Nhận định nào sau đây không đúng?
	A. Êtylen có vai trò thúc quả chóng chín, rụng lá.
	B. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật không liên quan đến nhau.
	C. Những nhân tố chi phối sự ra hoa gồm: tuổi cây, xuân hóa và quang chu kì.
	D. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật có liên quan mật thiết và tương tác lẫn nhau .
Câu 18: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của Operon Lac ở vi khuẩn E.coli,gen điều hòa có vai trò:
	A. Trực tiếp kiểm soát hoạt động của gen cấu trúc.
	B. Tổng hợp Protein ức chế.
	C. Tổng hợp Protein cấu tạo nên enzim phân giải Lactôzơ.
	D. Hoạt hóa enzim phân giải Lactôzơ.
Câu 19: Đặc tính nào dưới đây của mã di truyền có ý nghĩa bảo hiểm thông tin di truyền?
	A. Tính liên tục.	B. Tính phổ biến.	C. Tính đặc hiệu.	D. Tính thoái hóa.
Câu 20: Hooc môn kích thích sự phát triển của thực vật gồm:
	A. Etylen, AAB, gibêrelin.	B. Etylen, gibêrelin.
	C. Etylen, auxin.	D. Auxin, gibêrelin, xitôkinin.
Câu 21: Ý nào không có trong quá trình truyền tin qua xináp?
	A. Xung thần kinh lan truyền tiếp từ màng sau đến màng trước.
	B. Các chất trung gian hoá học gắn vào thụ thể màng sau làm xuất hiện xung thần kinh rồi lan truyền đi tiếp.
	C. Xung thần kinh lan truyền đến làm Ca+ đi vào trong chuỳ xinap.
	D. Các chất trung gian hoá học trong các bóng Ca+ gắn vào màng trước vỡ ra và qua khe xinap đến màng sau.
Câu 22: Trong điều hoà hoạt động gen của ôperon Lac ở...48; X = 650, U = G = 651.
Câu 28: Ví dụ nào sau đây nói lên tính thoái hóa của mã di truyền
	A. Bộ ba 5'AUG3' quy định tổng hợp mêtiônin và mang tín hiệu mở đầu dịch mã
	B. Bộ ba 5'AGU3' quy định tổng hợp sêrin
	C. Bộ ba 5'UUA3', 5'XUG3' cùng quy định tổng hợp lơxin.
	D. Bộ ba 5'UUX3' quy định tổng hợp phêninalanin.
Câu 29: Trên một mạch của phân tử ADN có tỉ lệ các loại nucleotit . Tỉ lệ này ở mạch bổ sung của phân tử ADN nói trên là
	A. 5,0	B. 0,5	C. 2,0	D. 0,2
Câu 30: Một đoạn của gen cấu trúc có trật tự nucleotit trên mạch gốc như sau: 
3’TAX - AAG - GAG - AAT - GTT- TTA - XXT - XGG- GUG - GXX - GAA - ATT 5’
Nếu đột biến thay thế nuclêotit thứ 19 là X thay bằng A, thì số axit amin (aa) môi trường cung cấp để gen trên tổng hợp chuỗi polipeptit là
	A. 6 aa	B. 5aa	C. 7 aa	D. 4 aa
Câu 31: Một mARN rất ngắn được tổng hợp trong ống nghiệm có trình tự các nuclêôtit là: AUGAXUAAXUAXAAGXGA. Nếu đột biến xảy ra làm mất nuclêôtit loại X ở vị trí 12 trên mARN thì chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ ARN nói trên có số axit amin là:
	A. 4.	B. 3.	C. 5.	D. 6.
Câu 32: Gen A dài 0,51µm, có hiệu số giữa số nuclêotit loại G với nuclêotit loại khác là 10%. Sau đột biến, gen có số liên kết hiđrô là 3897. Dạng đột biến gen là
	A. mất một cặp G- X.	B. thay thế một cặp A- T bằng một cặp G- X.
	C. thay thế một cặp G- X bằng một cặp A- T.	D. mất một cặp A- T
Câu 33: Phân tử mARN được tổng hợp nhân tạo từ 3 loại nuclêôtit loại A, U và G . Số loại bộ ba mã hoá axit amin tối đa trên phân tử mARN là:
	A. 24	B. 8.	C. 27.	D. 61.
Câu 34: Một phân tử ADN chứa toàn N15 có đánh dấu phóng xạ được tái bản 4 lần trong môi trường chứa N14. Số phân tử ADN còn chứa N15 chiếm tỉ lệ
	A. 12,5%.	B. 25%.	C. 50%.	D. 6,25%.
Câu 35: Một đoạn mạch mã gốc của gen cấu trúc thuộc vùng mã hoá có 5 bộ ba: 
	5’AAT GTA AXG ATG GXX 3’....
Thứ tự các bộ ba: 	 1 	 2 3 4 5 
Phân tử tARN như hình vẽ () giải mã cho codon thứ mấy trên đoạn gen?
	A. Codon thứ 2	B. Codon thứ 3	C. Codon thứ 4	D. Codon thứ 5

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_thptqg_mon_sinh_hoc_nam_2018_lan_1_truong_thpt_th.doc