Đề thi thử THPTQG năm 2018 môn Sinh học (Lần 2) - Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc (Có đáp án)
Câu 1 (Nhận biết): Một trong những đặc điểm của thường biến là
A. Xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định.
B. Có thể có lợi, hại hoặc trung tính.
C. Phát sinh trong quá trình sinh sản hữu tính.
D. Di truyền được cho đời sau và là nguyên liệu của tiến hóa.
Câu 2 (Nhận biết): Cơ sở tế bào học của quy luật phân ly theo quan điểm của di truyền học hiện đại là
A. Sự phân ly và tái tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh.
B. Sự tổ hợp của cặp NST tương đồng trong thụ tinh.
C. Sự phân ly đồng đều của NST trong mỗi cặp tương đồng khi giảm phân.
D. Sự phân ly của cặp NST tương đồng trong nguyên phân.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPTQG năm 2018 môn Sinh học (Lần 2) - Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử THPTQG năm 2018 môn Sinh học (Lần 2) - Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc (Có đáp án)

D. Mang tín hiệu mở đầu của quá trình phiên mã. Câu 4 (Nhận biết): Thực vật ở cạn, nước được hấp thụ chủ yếu qua A. Lông hút của rễ. B. Chóp rễ. C. Khí khổng. D. Toàn bộ bề mặt cơ thể. Câu 5 (Nhận biết): Hiện tượng di truyền liên kết xảy ra khi A. Bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi hai cặp tính trạng tương phản. B. Các gen nằm trên các cặp NST đồng dạng khác nhau. C. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng cùng nằm trên một cặp NST tương đồng. D. Không có hiện tượng tương tác gen và di truyền liên kết giới tính. Câu 6 (Nhận biết): Trong di truyền tế bào chất, kiểu hình của con luôn giống mẹ vì A. Gen của bố luôn bị át. B. Hợp tử chỉ có NST của mẹ. C. Không phù hợp gen của bố và tế bào chất của mẹ. D. Tế bào chất của hợp tử chủ yếu là của trứng. Câu 7 (Nhận biết): Giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái có van gì? A. Van hai lá. B. Van thất động. C. Van tĩnh mạch. D. Van ba lá. Câu 8 (Thông hiểu): Trong trường hợp không xảy ra đột biến, nếu các cặp alen nằm trên ... hình, 9 kiểu gen. Câu 15 (Thông hiểu): Khi nói về sự di truyền của gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X ở người, trong trường hợp không có đột biến, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Tỉ lệ người mang kiểu hình lặn ở nam giới cao hơn nữ giới. B. Gen của mẹ chỉ truyền cho con trai mà không truyền cho con gái. C. Ở nữ giới, trong tế bào sinh dưỡng gen tồn tại thành cặp alen. D. Gen của bố chỉ di truyền cho con gái mà không di truyền cho con trai. Câu 16 (Thông hiểu): Vì sao sau khi bón phân cây khó hấp thụ nước? A. Vì áp suất thẩm thấu của rễ giảm. B. Vì áp suất thẩm thấu của đất giảm. C. Vì áp suất thẩm thấu của rễ tăng. D. Vì áp suất thẩm thấu của đất tăng. Câu 17 (Nhận biết): Khi nói về mức phản ứng của kiểu gen, phát biểu nào sau đây đúng? A. Các cá thể của một loài có kiểu gen khác nhau, khi sống trong cùng một môi trường thì có mức phản ứng giống nhau. B. Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là mức phản ứng của kiểu gen. C. Mức phản ứng của một kiểu gen là tập hợp các phản ứng của một cơ thể khi điều kiện môi trường biến đổi. D. Có thể xác định mức phản ứng của một kiểu gen dị hợp ở một loài thực vật sinh sản hữu tính bằng các gieo các hạt của cây này trong các môi trường khác nhau rồi theo dõi các đặc điểm của chúng. Câu 18 (Thông hiểu): Kiểu gen của cá không vảy là Bb, cá có vảy là bb. Kiểu gen BB làm trứng không nở, tính theo lý thuyết phép lai giữa các con cá không vảy sẽ cho tỷ lệ kiểu hình ở đời con là A. 3/4 cá không vảy : 1/4 cá có vảy. B. 100% cá không vảy. C. 2/3 cá không vảy : 1/3 cá có vảy. D. 1/3 cá không vảy : 2/3 cá có vảy. Câu 19 (Nhận biết): Vai trò của enzyme ADN polimerase trong quá trình nhân đôi ADN là A. Nối các akazaki với nhau. B. Bẻ gãy các liên kết hidro giữa 2 mạch của ADN. C. Lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN. D. Tháo xoắn phân tử ADN. Câu 20 (Nhận biết): Phát biểu nào sau ...n → mARN → tARN → polipeptit → tính trạng. C. Gen → rARN → mARN → protein → tính trạng. D. ADN → tARN → protein → polipeptit → tính trạng. Câu 25 (Nhận biết): Ở loài thực vật lưỡng bội (2n = 8) các cặp NST tương đồng được ký hiệu là Aa, Bb, Dd, Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Thể một này có bộ NST nào trong các bộ NST sau đây? A. AaaBbDd. B. AaBbEe. C. AaBbDEe. D. AaBbDdEe. Câu 26 (Nhận biết): Ở người, gen D quy định tính trạng da bình thường, alen d quy định tính trạng bạch tạng, cặp gen này nằm trên NST thường, gen M quy định tính trạng mắt nhìn màu bình thường, alen m quy định tính trạng mù màu, các gen này nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y. Mẹ bình thường về cả 2 tính trạng trên, bố có mắt bình thường và có da bạch tạng, con trai vừa bạch tạng vừa mù màu. Trong trường hợp không có đột biến mới xảy ra kiểu gen của mẹ, bố là A. B. C. D. Câu 27 (Thông hiểu): Tại sao vận tốc máu ở mao mạch lại chậm hơn ở động mạch? A. Đường kính của mỗi mao mạch nhỏ hơn đường kính của mỗi động mạch. B. Thành các mao mạch mỏng hơn thành động mạch. C. Tổng tiết diện của các mao mạch lớn hơn nhiều so với tiết diện của động mạch. D. Thành mao mạch có cơ trơn làm giảm vận tốc máu trong khi thành động mạch không có. Câu 28 (Thông hiểu): Đem lai giữa bố mẹ đều thuần chủng cây thân cao, hạt tròn thơm với cây thân thấp, hạt dài, không thơm thu được 100% cây thân cao, hạt tròn, thơm. Cho F1 tự thụ phấn thu được F1 gồm 9 cao, tròn, thơm : 3 cao, dài, không thơm; 3 thấp, tròn, thơm; 1 thấp, dài, không thơm. Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Kiểu gen của F1 có 3 cặp gen, trong đó 2 cặp dị hợp tử di truyền liên kết không hoàn toàn và phân ly độc lập với cặp đồng hợp tử còn lại. B. Quy luật di truyền chi phối phép lai trên gồm quy luật phân ly, phân ly độc lập; liên kết gen hoàn toàn. C. Kiểu gen của F1 có 3 cặp gen, trong đó 2 cặp dị hợp di truyền liên kết hoàn
File đính kèm:
de_thi_thu_thptqg_mon_sinh_hoc_nam_2018_lan_2_truong_thpt_ch.doc