Đề thi thử THPTQG năm 2018 môn Sinh học - Sở GD&ĐT Hà Nam (Có đáp án)
Câu 1: Khi nói về cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn, phát biểu nào sau đây sai?
A. quần thể tự thụ phấn thường có độ đa dạng di truyền cao hơn quần thể giao phấn.
B. qua các thế hệ tự thụ phấn, các alen lặn trong quần thể có xu hướng được biểu hiện ra kiểu hình.
C. nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì tần số các alen trong quần thể tự thụ phấn không thay đổi qua các thế hệ.
D. quần thể tự thụ phấn thường bao gồm các dòng thuần chủng khác nhau.
Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của mã di truyền?
A. mã di truyền mang tính phổ biến, tất cả các sinh vật đều dùng chung một bộ mã di truyền.
B. mã di truyền được đọc theo chiều 3' - 5' từ một điểm xác định trên phân tử mARN.
C. mã di truyền được đọc liên tục theo từng cụm 3 ribonucleotit không ngắt quãng, các bộ ba không gối lên nhau.
D. mã di truyền có tính thoái hóa, có thể có hai hay nhiều bộ ba cùng mã hóa cho một axit amin.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử THPTQG năm 2018 môn Sinh học - Sở GD&ĐT Hà Nam (Có đáp án)

di truyền nào sau đây không liên quan đến đột biến gen? A. Hồng cầu hình liềm. B. Bạch tạng. C. Đao. D. Mù màu. Câu 4: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của operon Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactozo và khi môi trường không có lactozo? A. Gen điều hòa R tổng hợp protein ức chế. B. ARN polimezara liên kết với vùng khởi động của operon Lac và tiến hành phiên mã. C. Một số phân tử lactozo liên kết với protein ức chế. D. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng. Câu 5: Cơ quan tương đồng là những cơ quan A. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. B. có cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện các chức năng khác nhau. C. có cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức năng giống nhau. D. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự. Câu 6: Một nhà khoa học quan sát hoạt động của hai đàn ong ở t...a hiện tượng này là do A. mã di truyền có tính thoái hóa. B. mã di truyền có tính đặc hiệu. C. mã di truyền có tính phổ biến. D. mã di truyền là mã bộ ba. Câu 13: Trong các cơ chế cách li sinh sản, cách li trước hợp tử thực chất là A. ngăn cản con lai hình thành giao tử. B. ngăn cản sự thụ tinh tạo thành hợp tử. C. ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai. D. ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai hữu thụ. Câu 14: Bằng kỹ thuật chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác cùng loài để tạo ra nhiều con vật có kiểu gen giống nhau. Kỹ thuật này được gọi là A. Lai tế bào. B. Cấy truyền phôi. C. Kỹ thuật gen. D. Nhân bản vô tính. Câu 15: Một quần thể giao phối ở thế hệ xuất phát có cấu trúc di truyền là: 0,2AA : 0,3Aa : 0,5aa. Thế hệ F1 đột ngột biến đổi thành 100%aa. Giả sử quần thể này chỉ chịu tác động của một nhân tố tiến hóa thì đó có thể làm nhân tố nào sau đây? A. Đột biến. B. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên. Câu 16: Cho hai nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự gen ABCDE*FGH và MNOPQ*R (dấu * biểu hiện cho tâm động), đột biến cấu trúc NST tạo ra NST có cấu trúc MNOCDE*FGH và ABPQ*R thuộc dạng đột biến A. Mất đoạn. B. Đảo đoạn ngoài tâm động. C. Chuyển đoạn tương hỗ. D. Chuyển đoạn không tương hỗ. Câu 17: Khi nói về quần thể ngẫu phối, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Quá trình ngẫu phối làm cho quần đa hình về kiểu gen và kiểu hình. B. Quá trình ngẫu phối làm cho tần số kiểu gen dị hợp giảm dần qua các thế hệ. C. Quá trình ngẫu phối tạo ra nhiều biến dị tổ hợp. D. Quá trình ngẫu phối không làm thay đổi tần số alen qua các thế hệ. Câu 18: Cho biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen với tần số 20%. Theo lí thuyết, quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen XABXab tạo ra giao tử XaB với tỉ lệ A. 10%. B. 40%. C. 20%. D. 30%. Câu 19: Cho lai hai dòng vẹt thuần chủng lông vàng với lông xanh, được F1 toàn màu hoa thiên lý (xa...đơn bội. Các phương pháp có thể tạo dòng thuần chủng ở tế bào thực vật là A. (2), (3). B. (1), (3). C. (1), (2). D. (1), (4). Câu 25: Khi nói về sự di truyền của gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X ở người, trong trường hợp không có đột biến, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Tỉ lệ người mang kiểu hình lặn ở nam giới cao hơn ở nữ giới. B. Gen của mẹ chỉ di truyền cho con trai mà không di truyền cho con gái. C. Gen của bố chỉ di truyền cho con gái mà không di truyền cho con trai D. Ở nữ giới, trong tế bào sinh dưỡng gen tồn tại thành các cặp alen. Câu 26: Đột biến gen dạng thay thế hoặc đảo vị trí một cặp nucleotit trong cùng một bộ ba mã hóa mà không phải bộ ba mở đầu hay kết thúc, có thể dẫn đến hậu quả A. làm thay đổi toàn bộ các axit amin trong chuỗi polipeptit tương ứng. B. làm thay đổi hai axit amin trong chuỗi polipeptit tương ứng. C. làm thay đổi các axit amin trong chuỗi polipeptit tương ứng kể từ điểm xảy ra đột biến đến cuối chuỗi polipeptit. D. làm thay đổi một axit amin trong chuỗi polipeptit tương ứng. Câu 27: Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực có sự khác biệt với sự nhân đôi của ADN ở E.Coli về: (1) Chiều tổng hợp. (2) Các enzim tham gia.(3) Thành phần tham gia. (4) Số lượng các đơn vị nhân đôi. (5) Nguyên tắc nhân đôi. Tổ hợp đúng là A. 2, 3. B. 3, 5. C. 1, 2. D. 2, 4. Câu 28: Các bệnh di truyền do đột biến gen lặn nằm ở NST giới tính X thường gặp ở nam giới, vì nam giới A. Dễ mẫn cảm với bệnh. B. Dễ xảy ra đột biến. C. Chỉ mang 1 NST giới tính X. D. Chỉ mang 1 NST giới tính Y. Câu 29: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. B. Tiến hóa nhỏ sẽ không xảy ra nếu tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể được duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác. C. Các yếu tố ngẫu nhiên dẫn đến làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể. D. Lai xa và đa
File đính kèm:
de_thi_thu_thptqg_mon_sinh_hoc_nam_2018_so_gddt_ha_nam_co_da.doc