Đề thi thử THPTQG năm 2021 môn Hóa học - Đề số 4

Câu 1. (NB) Thuỷ phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol etylic. Công thức của X là:

     A. C2H3COOC2H5                B. C2H5COOCH3                   C. CH3COOC2H5                   D. CH3COOCH3.

Câu 2. (NB) Công thức của axit stearic là

     A. C17H35COOH.              B. HCOOH.                      C. C15H31COOH.              D. CH3COOH.

Câu 3. (NB) Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?

     A. Saccarozơ.                    B. Tinh bột.                       C. Fructozơ.                      D. Glucozơ.

Câu 4.(NB)Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh?

     A. Etylamin.                      B. Anilin.                           C. Glyxin.                          D. Phenylamoni clorua.

Câu 5. (NB) Phân tử amino axit nào sau đây có hai nhóm amino?

            A. Lysin.         B. Valin.          C. Axit glutamic.        D. Alanin

doc 4 trang Bảo Đạt 25/12/2023 3420
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPTQG năm 2021 môn Hóa học - Đề số 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử THPTQG năm 2021 môn Hóa học - Đề số 4

Đề thi thử THPTQG năm 2021 môn Hóa học - Đề số 4
đây có hai nhóm amino?
	A. Lysin.	B. Valin.	C. Axit glutamic.	D. Alanin.
Câu 6. (NB) Phân tử polime nào sau đây chứa nguyên tố C, H và O?
	A. Polietilen.	B. Poli(vinyl clorua).
	C. Poli(metyl metacrylat).	D. Poliacrilonitrin.
Câu 7. (NB) Kim loại nào sau đây cứng nhất trong các kim loại?
	A. Cr.	B. Ag.	C. W.	D. Au.
Câu 8. (NB) Kim loại nào sau đây có tính khử yếu nhất?
	A. Ag.	B. Mg.	C. Fe.	D. Al.
Câu 9. (NB) Muốn chuyển hóa những ion kim loại trong hợp chất hóa học thành kim loại ta thực hiện quá trình
	A. khử ion kim loại.	B. oxi hóa ion kim loại.
	C. chuyển ion kim loại thành kết tủa.	D. kết tinh ion kim loại.
Câu 10. (NB) Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?
	A. Ca.	B. Na.	C. Mg.	D. Cu.
Câu 11. (NB) Kim loại nào sau đây không tan được trong dung dịch H2SO4 loãng?
	A. Mg.	B. Al.	C. Cu.	D. Fe.
Câu 12. (NB) Kim loại phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là
	A. Cu.	B. Na.	C. Ag.	D. Fe.
Câu 13. (NB) Kim loại ... với 0,2 mol HCl. Đốt cháy m gam X thu được CO2, H2O và V lít khí N2. Giá trị của V là
	A. 1,12.	B. 2,24.	C. 3,36.	D. 4,48.
Câu 26. (TH) Phát biểu nào sau đây sai?
	A. Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
	B. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạng không gian.
	C. Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
	D. Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.
Câu 27. (TH) Hòa tan hoàn toàn 13,8 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được 10,08 lít khí (đktc). Phần trăm về khối lượng của Al trong X là
	A. 58,70%.	B. 20,24%.	C. 39,13%.	D. 76,91%.
Câu 28. (TH) Cho m gam Al phản ứng với khí oxi dư, thu được 10,2 gam oxit. Giá trị của m là
	A. 2,7.	B. 7,4.	C. 3,0.	D. 5,4
Câu 29. (TH) Cho từ từ Cu dư vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa hai muối. Dung dịch X là
	A. FeCl3.	B. AgNO3.	C. FeSO4.	D. NH3.
Câu 30. (TH) Cho các chất: Fe2O3, FeO, Fe(OH)3, Fe2(SO4)3. Số chất tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư sinh ra khí NO là
	A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 31. (VD) Cho 158,4 gam hỗn hợp X gồm ba chất béo tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 163,44 gam muối. Mặt khác lấy 158,4 gam X tác dụng với a mol H2 (xúc tác Ni, t0), thu được hỗn hợp Y gồm các chất béo no và không no. Đốt cháy toàn bộ Y cần dùng 14,41 mol O2, thu được CO2 và 171 gam H2O. Giá trị của a là
	A. 0,16.	B. 0,12.	C. 0,14.	D. 0,18.
Câu 32. (VD) Thực hiện phản ứng phản ứng điều chế isoamyl axetat (dầu chuối) theo trình tự sau:
Bước 1: Cho 2 ml ancol isoamylic, 2 ml axit axetic kết tinh và 2 giọt axit sunfuric đặc vào ống nghiệm.
Bước 2: Lắc đều, đun nóng hỗn hợp 8-10 phút trong nồi nước sôi.
Bước 3: Làm lạnh, rót hỗn hợp sản phẩm vào ống nghiệm chứa 3-4 ml nước lạnh.
Phát biểu nào sau đây đúng?
	A. Phản ứng este hóa giữa ancol isomylic với axit axetic là phản ứng một chiều.
	B. Việc cho hỗn hợp sản phẩm vào nước lạnh nhằm tránh sự thủy phân.
	C. Sau bước 3, hỗn hợp thu được tách thành 3 lớp.
	D. Tách isoamyl axetat từ hỗn hợp sau bư...dịch Al2(SO4)3.
(d) Cho dung dịch NH3 dư vào ống nghiệm chứa dung dịch Al2(SO4)3.
(e) Cho dung dịch AlCl3 dư vào ống nghiệm chứa dung dịch NaOH.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là
	A. 5.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 39. (VDC) X, Y, Z là ba este đều no và mạch hở (không chứa nhóm chức khác và MX < MY < MZ). Đun nóng hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ thu được một ancol T và hỗn hợp F chứa hai muối G và H có tỉ lệ mol tương ứng là 5:3 (MG < MH). Dẫn toàn bộ T qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 12 gam đồng thời thu được 4,48 lít khí H2 (đo ở đktc). Đốt cháy toàn bộ F thu được Na2CO3, CO2 và 6,3 gam H2O. Số nguyên tử hiđro có trong Y là
	A. 10.	B. 6.	C. 8.	D. 12.
Câu 40. (VDC) Hòa tan 17,32 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe3O4 và Fe(NO3)2 cần vừa đúng dung dịch hỗn hợp gồm 1,04 mol HCl và 0,08 mol HNO3, đun nhẹ thu được dung dịch Y và 2,24 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối hơi đối với H2 là 10,8 gồm hai khí không màu trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Cho dung dịch Y tác dụng với một lượng dung dịch AgNO3 vừa đủ thu được m gam kết tủa và dung dịch T. Cho dung dịch T tác dụng với một lượng dư dung dịch NaOH, lọc kết tủa nung đến đến khối lượng không đổi thu được 20,8 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
	A. 150,32.	B. 151,40.	C. 152,48.	D. 153,56.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_thptqg_nam_2021_mon_hoa_hoc_de_so_4.doc